Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc tranh cãi gay gắt trong xã hội nước này về sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế và về các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Thường thì sau các cuộc suy giảm nền kinh tế Mỹ nhanh chóng lấy lại đà phát triển. Nhưng lần này thì khác, sau khi thoát khỏi cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ Đại chiến 2 đến nay kinh tế Mỹ đúng là có tăng trưởng, nhưng với tốc độ mà phải “tinh mắt” lắm mới nhận ra. Song ngay cả sự đi lên ì ạch này cũng không bền vững.
Thông tin về tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ nhảy lên mức 9% làm trầm trọng thêm mối lo rằng sự yếu ớt của nền kinh tế có thể kéo dài thêm mấy năm nữa.
Đối với Robert Reich, cựu Bộ trưởng Lao động dưới thời chính quyền Bill Clinton, chẳng có gì đáng ngạc nhiên trong sự “ngái ngủ” của nền kinh tế Mỹ. Ông nói: “Vấn đề cơ bản là nhu cầu thấp. Nhu cầu tiêu dùng chiếm 70% nền kinh tế Mỹ. Mà người tiêu dùng thì bị giáng một đòn như thể bị xe tải lăn qua. Giá nhà ở giảm với tốc độ điên rồ. Đồng lương giảm nếu tính theo tỷ lệ lạm phát. Việc làm biến mất. Trong tình cảnh đó thì người tiêu dùng không muốn móc tiền ra khỏi ví. Mà nếu họ không muốn chi tiêu thì sẽ không có việc làm”.
Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, ông Reich ủng hộ các biện pháp bổ sung của chính quyền liên bang nhằm hỗ trợ nền kinh tế phát triển.
Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa ở bang Alabama, Richard Shelby hoàn toàn phản đối ý kiến của Reich. Ông nói: “Chương trình hỗ trợ chống khủng hoảng không có tác dụng. Chúng ta đã trải qua điều này rồi. Tôi cho rằng chúng ta cần tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế: cải cách thuế, kích thích các nhà sản xuất. Thị trường nâng đỡ nền kinh tế, còn chúng ta thì lại nâng đỡ vai trò của chính phủ mà nền kinh tế không thể lớn thêm từ cái đó”.
Song cựu Bộ trưởng Lao động Reich vẫn khăng khăng rằng khi lĩnh vực kinh tế tư nhân không thể “cất cánh” thì chính phủ phải ra tay giúp đỡ. Ông khẳng định: “Khi người tiêu dùng và các nhà đầu tư cá thể không vội chi tiền thì chính phủ cần phải lấp đầy chỗ trống này. Chúng ta đã làm như thế suốt 75 năm rồi đó thôi”.
Dưới thời của Tổng thống Barack Obama gói hỗ trợ chống khủng hoảng của liên bang gồm 800 tỷ USD đã được thông qua, các ưu đã về thuế được kéo dài và khoản trích từ lương của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội được giảm có thời hạn. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Mỹ giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức thấp kỷ lục và cố gắng bơm tiền vào nền kinh tế quốc dân.
Theo Thượng nghị sĩ Shelby, các biện pháp nói trên của chính quyền liên bang chỉ tổ làm tình hình thêm trầm trọng, và nếu chính phủ lại tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ chống khủng hoảng mới thì Quốc hội sẽ không chấp thuận. Ông tuyên bố: “Chúng ta cần sự rõ ràng, cần điều kiện để đầu tư, tăng trưởng kinh tế và niềm tin. Cái chúng ta còn thiếu chính là niềm tin vào nền kinh tế”.
Tổng thống Obama kêu gọi mọi người kiên trì chịu đựng và nói rằng để nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì cần có thời gian.
Trong khi đó các ứng cử viên chức tổng thống của đảng Cộng hòa lại nói toẹt ra rằng về thực chất thì nền kinh tế cần có một vị thủ lĩnh mới.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Báo cáo mới nhất mà Phòng nghiên cứu quản lý tài sản của Ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho rằng, mặt dù trong phạm vi toàn cầu hiện nay, chỉ có vật giá tại các nền kinh tế mới nổi mới leo thang, nhưng từ năm 2013 trở đi, mối đe dọa lạm phát toàn cầu có thể sẽ quay trở lại, nguyên nhân chính là do trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đã tăng lượng cung ứng tiền tệ.
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng nóng, trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng, sự phục hồi hiện nay của kinh tế nước này là u ám.
Cơn khát tậu nhà để cưới vợ của các đấng mày râu Trung Quốc đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, tờ The World của Tây Ban Nha nhận định.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã khẳng định giảm lượng khí thải CO2 trong sản xuất điện là thách thức chủ chốt phải vượt qua để đáp ứng mục tiêu chống biến đổi khí hậu, theo đó không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C vào năm 2035.
Các nền kinh tế thế giới từ Mỹ đến châu Âu, thậm chí cả nền kinh tế đang bùng nổ như Trung Quốc, đang có dấu hiệu uể oải. Công ty nghiên cứu IHS Global Insight ngày 31-5 giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 3,8% xuống còn 3,5 %.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.