Tại đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ tổ chức vào đầu tháng 6 vừa qua tại Washington (Mỹ), Tổng thống Obama đã tán dương rằng, Ấn Độ không những là cường quốc đang trỗi dậy ở Nam Á, mà còn là cường quốc đang trỗi dậy của cả khu vực châu Á.
Sau khi kết thúc đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn, hai bên cùng tuyên bố rằng, Mỹ hoan nghênh vai trò lãnh đạo mà Ấn Độ đã phát huy trong tiến trình thúc đẩy ổn định, hòa bình và phồn vinh của châu Á. Nhưng có nhà phân tích cho rằng, điều này sẽ từng bước gia tăng sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng tới tương lai của châu Á.
Tổng thống Obama cho rằng: “Ấn Độ đều đang phát huy vai trò lãnh đạo của mình tại châu Á và cộng đồng quốc tế. Ấn Độ là một cường quốc đang trỗi dậy, là một cường quốc thế giới đầy trách nhiệm”.
Khi tham dự đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn, TT Obama nhận định, quan hệ đối tác song phương Mỹ - Ấn sẽ phát huy vai trò mang tính quyết định trong thế kỷ 21. Nhà phân tích Teresita Schaffer giàu kinh nghiệm về các vấn đề Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ cho hay, đây là lần đầu tiên Mỹ nói Ấn Độ không những là cường quốc Nam Á, mà còn là cường quốc của cả khu vực châu Á. Theo bà: “Tôi cho rằng, quan điểm của Mỹ đã có sự thay đổi vô cùng quan trọng”.
Bà T. Schaffer còn nói thêm, điều này đã dẫn đến một vấn đề đó là, quan hệ song phương Mỹ - Ấn sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ các bên với Trung Quốc. “Một mô hình mới thú vị đang thành hình, tuy Trung Quốc cũng đang nổi lên như một cường quốc nhưng cả Ấn Độ và Mỹ đều hy vọng, khi châu Á là một chỉnh thế đang tiến tới, giữa các cường quốc châu Á có thể sẽ duy trì được một sự cân bằng nào đó”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Robert Blake cũng tán thành cho rằng, chính sách “hướng Đông” gần đây của Ấn Độ và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á chính là một bằng chứng có sức thuyết phục. Theo ông này: “Tôi cho rằng, chúng ta đã bắt đầu thảo luận kỹ càng về việc Mỹ và Ấn Độ đang tăng cường hợp tác tại châu Á”.
Tuy nhiên, ông Stephen Rosen, nhà phân tích của trường Đại học Harvard cho rằng, việc ảnh hưởng của Ấn Độ tại châu Á đang không ngừng được nâng cao, lại cùng với việc Mỹ kết thành mối quan hệ đối tác chiến lược mới, có thể khiến Trung Quốc không vui vẻ gì. Theo ông Rosen: “Hiện tại, Ấn Độ có cơ hội nâng cao tăng trưởng kinh tế, kết đối tác chiến lược với Mỹ, phát huy vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế, việc này có thể khiến Trung Quốc đề cao cảnh giác”.
Song, theo quan điểm của Jacqueline Newmyer đến từ tập đoàn chiến lược dài hạn, Trung Quốc sẽ không vội gì mà đối kháng trực tiếp với Ấn Độ. Theo bà, Trung Quốc đã thành công trong việc thâm nhập vào các nước lân bang Nam Á của Ấn Độ, để đối kháng gián tiếp với Ấn Độ. Bà Newmyer cho rằng: “đã có thông tin công khai cho rằng, Trung Quốc đang hỗ trợ Pakistan xây dựng cơ sở hạ tầng tại cảng Gwadar, cũng đang giúp Sri Lanka xây dựng cảng biển. Trong một hải cảng tại Bangladesh, một cơ sở do Trung Quốc xây dựng đã lắp đặt một tên lửa chống tàu ngầm do Trung Quốc cung cấp, trực diện với Ấn Độ.
Bà Newmyer còn cho biết thêm, Ấn Độ đã cảm thấy lo ngại trước mối quan hệ quân sự mật thiết giữa Trung Quốc và Pakistan. Theo bà: “Từ góc độ Ấn Độ cho thấy, chiến lược viện trợ cho Pakistan của Trung Quốc rất thành công. Quốc gia này đã phát triển sức mạnh quân sự cho Pakistan, đồng thời còn giúp Pakistan xây dựng các dự án và cơ sở hạt nhân…
Tuy nhiên, ông Rosen lại cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mai song phương, nhưng lại cũng đồng thời tranh giành vị trí chủ đạo tại châu Á.
Các nhà phân tích đều nhất trí cho rằng, quan hệ đối tác chiến lược mà Ấn Độ và Mỹ mới xây dựng gần đây nếu muốn thay đổi tương lai châu Á cần một chặng đường dài để đi. Nhân tố then chốt trong đó là quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng như quan hệ giữa các nước này với Mỹ.
(VOVNews)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com