Giáo sư Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải Nobel kinh tế nhận định rằng nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy giảm, giữa lúc các nước trên thế giới đồng loạt thi hành chính sách tài khóa thắt chặt.
Theo ông Stiglitz, một điều đã trở nên rõ ràng về các nền kinh tế châu Âu là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại nếu các chính phủ tại đây đồng loạt giảm vay mượn, thắt chặt chi tiêu và tăng thuế. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít người nhận được việc làm và nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ không được như kỳ vọng, do nguồn thu từ thuế sẽ eo hẹp hơn và chi trả cho bảo hiểm thất nghiệm tăng lên. Đó là một nghịch lý cổ điển do nhà kinh tế J.M. Keynes đưa ra khi mà điều được cho là tốt đối với một quốc gia sẽ là thảm họa đối với các quốc gia khác.
Hiện nền kinh tế châu Âu đang đứng trước nguy cơ rơi vào "suy thoái kép." Mặc dù nguy cơ này rõ ràng là đáng quan ngại, nhưng nó không quan ngại bằng bức tranh toàn cảnh các nền kinh tế trì trệ đang tiến gần đến bờ vực giảm phát.
Tại Mỹ, mặc dù có nhiều ý kiến (trong đó có Giáo sư Stiglitz) ủng hộ chính phủ tiếp tục chi tiêu cho nền kinh tế, song phe bảo thủ cũng đang có tiếng nói của họ.
Larry Summers, Trưởng Nhóm cố vấn kinh tế cho Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner đều cho rằng cần duy trì các biện pháp kích thích hồi phục kinh tế.
Hiện Dự luật tạo việc làm đang được thúc đẩy để thông qua tại Quốc hội Mỹ. Nhưng dường như phe ủng hộ chủ trương thắt chặt chính sách tài khóa đang ngày càng thắng thế. Việc này làm gia tăng rủi ro các nền kinh tế công nghiệp phát triển trên thế giới sẽ bị suy yếu đồng loạt.
Ở châu Âu, vấn đề đặc biệt nguy hiểm ngay tại thời điểm này là việc cắt giảm lương nhân viên khu vực công. Cái gọi là "mất giá nội bộ" này dựa trên ý tưởng là giá và lương có thể kéo nhau cùng nhau đi xuống. Cho dù điều này có xảy ra hay không, chắc chắn có một đối tượng không giảm đó là giá trị các khoản nợ mà các hộ gia đình ở những nước như Ireland và Tây Ban Nha đang mắc phải.
Vì vậy, một khi lương giảm, trong khi các khoản nợ tiêu dùng và nợ vay thế chấp giữ nguyên, nhiều gia đình sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Tại các nước có tỷ lệ vay nợ cao, tình trạng này sẽ chất thêm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, khiến các ngân hàng trở nên thận trọng hơn và hạn chế cho vay - tạo ra một vòng xoáy mới đẩy nền kinh tế đi xuống.
Đến đây xuất hiện một điểm yếu nữa của kinh tế Mỹ và châu Âu, hệ thống ngân hàng vẫn trong tình trạng dễ bị tổn thương. Nhiều câu hỏi đối với những hành vi kế toán đáng ngờ của các ngân hàng vẫn bị gác lại; và hệ thống ngân hàng đang sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn, nợ nhiều hơn và có ít vốn tự có hơn là họ thông báo. Việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong hai năm 2008 và 2009 đã không mang lại hiệu quả tăng trưởng tín dụng như mong muốn, đặc biệt là tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng giống như thời điểm sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers giờ đây đã thấp hơn nguy cơ nút cổ chai tín dụng sẽ bị duy trì, hoặc thậm chí bị siết chặt hơn nữa.
Nếu các nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoặc trì trệ, do việc cắt giảm ngân sách đồng loạt gây ra, gánh nặng của các ngân hàng sẽ thêm chồng chất bởi tình trạng nợ xấu gia tăng. Ngoài ra còn có nguy cơ "lan nhiễm," khi mà cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sẽ "ngấm dần" vào nền kinh tế thực thông qua hệ thống tài chính.
Có một điểm khác và đáng lo ngại hơn so với cuộc khủng hoảng 2008 là các chính phủ hiện nay ít có khả năng cấp cứu hệ thống ngân hàng so với trước, do khả năng tài chính của họ kém hơn và nguy cơ chính trị đối với các khoản cứu trợ đã trở nên đặc biệt lớn.
Vì vậy, các ngân hàng gặp sóng gió sẽ không còn chỗ để ẩn nấp, bởi các chính phủ đơn giản là không thể hoặc không muốn chìa ra bàn tay giúp đỡ. Khi thị trường đánh hơi được nguy cơ này, khả năng xảy ra khủng hoảng đối với các ngân hàng thậm chí sẽ càng cao./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo, sự thất bại trong việc giảm nợ công sẽ lại gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới trên toàn thế giới, đồng thời cho rằng kế hoạch cắt giảm chi tiêu của Đức sẽ không gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Phát triển lương thực nhiều gấp đôi vào năm 2050 để nuôi sống 9 tỷ người trong lúc đất nông nghiệp ngày càng giảm là một thách thức lớn của thế giới hiện nay. Tạp chí Popular Science vừa điểm 8 giải pháp đang được các nhà khoa học triển khai để thúc đẩy một cuộc cách mạng xanh thứ hai.
Tại đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ tổ chức vào đầu tháng 6 vừa qua tại Washington (Mỹ), Tổng thống Obama đã tán dương rằng, Ấn Độ không những là cường quốc đang trỗi dậy ở Nam Á, mà còn là cường quốc đang trỗi dậy của cả khu vực châu Á.
Vào năm 1975, Thượng viện Australia đã không thông qua nhiều dự thảo, dự luật do chính phủ của Thủ tướng Gough Whitlam đệ trình tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhằm gây sức ép buộc Toàn quyền John Kerr phải bãi nhiệm Thủ tướng Whitlam. Dư luận Australia và thế giới gọi đây là cuộc “đảo chính mềm” có sự hậu thuẫn của Mỹ.
Cùng với việc lo ngại sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển sẽ gặp nhiều thử thách và có nguy cơ rơi vào khủng hoảng kép, thế giới đang đặt lên vai các nền kinh tế mới nổi vai trò then chốt trong quá trình phục hồi. Nhưng, người ta cũng lo ngại cả việc các nền kinh tế đang nổi lên rơi vào tình trạng phát triển “quá nóng” đầy rủi ro.
Chủ tịch Ủy ban Liên bang Nga Sergei Mironov hôm 15/6 cho biết, rất nhiều quốc gia mới nổi có khái niệm nguyên tắc tương đồng với bộ tứ BRIC, do đó, không loại trừ khả năng mở rộng “bộ tứ BRIC”, để có thể đại diện hơn nữa tiếng nói của những nước có thị trường mới nổi.
Cuộc tấn công của Israel vào con tàu chở hàng cứu trợ nhân đạo đã làm tổn thương những người có lương tri khắp thế giới. Chi tiết về cuộc đột kích khiến 9 người thiệt mạng còn rất mập mờ và có thể phải cần đến một cuộc điều tra độc lập để làm rõ
Phần nào định thần sau cuộc khủng hoảng tài chính làm suy yếu vai trò lãnh đạo kinh tế thế giới của Mỹ, Chú Sam có lẽ đang muốn gấp rút lấy lại uy thế này. Trong chuyến công du châu Âu bắt đầu hôm 26-5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã có nhiều lời khuyên với các nước cựu lục địa, đặc biệt là kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) đặt các cơ quan tài chính vào trật tự. Nói cách khác, Mỹ đang cố xác lập lại vai trò “kê toa” cho các vấn đề tài chính thế giới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.