Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung – Mỹ khó có thể kết thân

Tờ “Financial Times” của Anh đưa tin, một dạo thế giới đã bị cuốn hút trong khái niệm G2, tức là Mỹ - đang vật lộn trong suy thoái kinh tế và Trung Quốc - đang trỗi dậy sẽ hợp tác mật thiết hơn, để giải quyết các vấn đề hóc búa nhất của toàn cầu.

Nhưng có một điều chắc chắn đó là, quan điểm trên đã chịu nhiều sự chỉ trích. Trước tiên, quan điểm châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ có thể dùng một phương thức nào đó nhằm đến với hai nước Trung – Mỹ, để bàn luận làm thế nào để giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn đã bị dư luận quốc tế châm biếm nặng nề. Đặc biệt là hai nước Trung – Mỹ này trước sau gì cũng sẽ vẫn vấp phải một vài trở ngại, trong đó điều gây chú ý nhất đó là sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Copenhagen vào năm ngoái cũng như việc chính phủ Trung Quốc không muốn thực thi lệnh trừng phạt Iran và Bắc Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã nỗ lực để thúc đẩy chương trình nghị sự của hai nước. Ít nhất đã nghĩ cách để lấy lòng Trung Quốc, nhử Trung Quốc từng bước hội nhập vào sân chơi quốc tế. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Trung Quốc vào tháng 11/2009, ông đã dốc sức thúc đẩy hai nước ký một bản tuyên bố chung – thông báo quan hệ nước đang bước vào “thời đại mới”. Hai nước Mỹ - Trung còn cam kết “bồi dưỡng và sâu sắc hóa sự tin cậy chiến lược song phương”, đồng thời còn cho biết, hai nước có nền tảng hợp tác rộng lớn hơn, cùng kề vai sát cánh gánh trách nhiệm quan trọng hơn trong nhiều vấn đề to lớn liên quan đến sự ổn định và phồn vinh toàn cầu”.

Tương tự như vậy, cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Trung – Mỹ mỗi năm tổ chức một lần cho thấy, chính phủ Mỹ muốn bỏ công sức để thiết lập một cuộc đối thoại cấp cao với cường quốc mới nổi này. Trong cuộc gặp mặt vào tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã dẫn đoàn đại biểu ít nhất tới 20 quan chức chính phủ sang thăm Bắc Kinh.

Tuy nhiên, trước khi mọi người quên đi quan điểm Mỹ - Trung cùng thống trị thế giới, thì cần phải nhìn nhận rõ mối quan hệ quân sự của hai nước. Bầu không khí bất tín nhiệm trong lĩnh vực này dường như cho thấy, nhận định liên quan đến việc hai nước ngày càng gần gũi là chưa đúng hoàn toàn.

Trong tháng này, Hội nghị an ninh châu Á Thái Bình Dương do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tổ chức tại Singapore đã cho thấy rõ sự nghi ngờ lẫn nhau của hai nước Mỹ - Trung. Trước mặt hàng trăm các đại biểu tham dự hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Phó Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc Mã Hiểu Thiên đã xảy ra đôi co về một số quan điểm. Chủ đề mà họ tranh luận là, sau khi Mỹ bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đàn Loan, chính phủ Trung Quốc đã tạm ngừng giao lưu quân sự giữa hai nước. Trong cuộc hành trình tới Singapore, ông R. Gates đã từng muốn tiện thể sang thăm Trung Quốc, nhưng bị Trung Quốc từ chối với lý do mơ hồ “không tiện”. Sau đó, quân đội hai nước đều đã đưa ra một số nhận xét khó chịu dành cho đối phương.

Đương nhiên, mọi người cũng không nên phóng đại những va chạm này. Trên thực tế, hai bên Trung – Mỹ đều đã làm tương đối tốt trong phương diện kìm chế và che giấu lòng căm thù và nỗi sợ hãi của đôi bên. Hai nước đều đã dùng thái độ thiết thực đáng tuyên dương để đối phó với sự biến động không thể tránh khi một cường quốc trỗi dậy. Cho dù như vậy, nếu bạn lại một lần nữa nhìn thấy mọi người bàn luận về sự xuất hiện của G2 và dấu hiệu hợp tác Trung – Mỹ, thì phải nhớ kỹ, hai bên vẫn có không ít “những tên lửa đang nhắm mục tiêu vào đối phương”

(vitinfo)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thế giới cần nỗ lực xóa nạn mù chữ
  • Ai làm đắm tàu Cheonan?
  • Siết chặt tài khóa - nguy cơ lớn với kinh tế thế giới
  • Đức, Mỹ bất đồng về chính sách tăng trưởng kinh tế
  • 8 giải pháp cứu đói cho thế giới
  • Mỹ - Ấn kết đối tác chiến lược có khiến Trung Quốc khó chịu?
  • Vai trò của Mỹ trong cuộc "đảo chính mềm" tại Australia năm 1975
  • Thử thách cho các nền kinh tế mới nổi