Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ACFTA và nỗi lo thâm hụt thương mại Việt - Trung

picture
Thủy sản của Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có thể khiến thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng hơn.

Nhận định trên được ông Lê Quang  Lân, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), đưa ra tại hội thảo “Đánh giá tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam”, diễn ra ngày 11/11.

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ ba, tháng 11/2000 ở Brunei, các nhà lãnh đạo các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn đề xuất về một hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Ngày 4/11/2002, hiệp định đã được chính thức ký kết tại Campuchia.

Mục tiêu của hiệp định là thiết lập ACFTA trong vòng 10 năm. Riêng các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có những đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt. Cụ thể, việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan trong khu vực ASEAN-Trung Quốc sẽ cơ bản được hoàn thành vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và Trung Quốc, và vào năm 2015, với một số linh hoạt đến 2018, đối với các nước thành viên mới của ASEAN.

Hầu hết các mặt hàng trong biểu thuế thuế nhập khẩu của các nước tham gia ACFTA sẽ phải thực hiện cắt giảm và xoá bỏ thuế nhập khẩu (90% các mặt hàng sẽ phải xoá bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu, số còn lại phải sẽ cắt giảm xuống một mức nhất định).

Theo ông Lân, khi ACFTA hình thành, trên lĩnh vực thương mại các nhà sản xuất, xuất khẩu của các nước ASEAN có cơ hội xâm nhập một thị trường rộng lớn hơn nhiều so với thị trường nội khối này.

Một nghiên cứu giả định gần đây của Ban thư ký ASEAN cũng cho thấy, mậu dịch tự do sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước Đông Nam Á sang Trung Quốc là 0,9%/năm (tương đương 5,4 tỷ USD) và làm tăng GDP thực tế của Trung Quốc 0,3% /năm (khoảng 2,2 tỷ USD).

Tuy nhiên, theo ông Lân, nguồn lợi do khu mậu dịch tự do này mang lại có thể không đồng đều cho các nước ASEAN. Điều này còn tùy thuộc vào năng lực xâm nhập thị trường của từng nước và của từng nhà sản xuất.

Các nhà sản xuất định hướng thị trường quốc tế có khả năng nắm bắt nhu cầu hàng hoá của Trung Quốc sẽ được hưởng lợi. Còn các nhà sản xuất chỉ chăm lo hướng vào thị trường nội địa sẽ có nguy cơ bị hàng hoá của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt.

Lý do là Trung Quốc có lợi thế chi phí thấp trong các ngành hàng sản xuất sử dụng nhiều lao động. Các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu ở các nước ASEAN có thể sẽ mất tính cạnh tranh một khi thuế quan được hạ thấp.

Cũng như các thành viên khác của khu vưc này, việc ACFTA hình thành cũng sẽ mang đến cho Việt Nam những thuận lợi trong lĩnh vực thương mại, như cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản…

Tuy nhiên, đáng chú ý là trong quan hệ thương mại giữa hai nước, Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu, nông, lâm thuỷ sản và nhập khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc, khác với các nước ASEAN khác, vốn có quan hệ ngang hàng với Trung Quốc, xuất nhập khẩu đều chủ yếu là hàng công nghiệp.

Đồng thời, khả năng xâm nhập sâu của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Trung Quốc chưa cao. Chủng loại hàng hoá đơn điệu, chất lượng thiếu ổn định và chưa hiện diện nhiều trong hệ thống phân phối.

Khi hàng rào thuế và phi thuế được hạ thấp, hàng hoá và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam hơn, và điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vất vả hơn để có thể đứng vững trên thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp trẻ. Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam ngay trong cả các ngành nước ta đang tương đối có lợi thế cạnh tranh như: dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng...

“Đối với các ngành Việt Nam đang mong muốn đi vào phát triển như các sản phẩm công nghệ cao thì Trung Quốc đều đã và đang phát triển mạnh, với năng lực cạnh tranh cao”, ông Lân nói

(Theo Y Nhung // Vneconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Giá gạo trong nước và thế giới sẽ diễn biến trái chiều?
  • Cắt giảm thuế theo cam kết WTO không ảnh hưởng nhiều đến số thu và sản xuất trong nước.
  • Thương mại Việt -Trung: Bất ổn và thách thức
  • Thị trường gạo thế giới có thể tái khủng hoảng
  • Xuất khẩu vào Trung Đông : Cơ hội trong tầm tay
  • Gạo Việt Nam, Thái Lan đủ bù đắp thiếu hụt lương thực
  • Đồ chơi trẻ em :Thà tốn một lần mà chơi được bền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo