Hàng nghìn container hàng nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển lớn đang là vấn đề hết sức phức tạp, khó giải quyết.
Báo cáo gửi Thủ tướng của Bộ Tài chính mới đây cho biết, vấn đề hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam đã tồn tại nhiều năm qua, và diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ biến bãi cảng thành nơi chứa hàng lậu, hàng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Theo đó, tính đến tháng 7/2010, tại cảng Hải Phòng còn tồn tới 5.208 container quá thời hạn phải làm thủ tục hải quan (trên 30 ngày), trong đó có 1.306 container tồn trên 90 ngày (bao gồm hàng kinh doanh khác và chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất). Ở Quảng Ninh, tại khu vực cửa khẩu Móng Cái còn tồn 1.159 container hàng tạm nhập - tái xuất đi Trung Quốc, trong đó 285 container là hàng đông lạnh, còn lại là phế liệu, màn hình vi tính đã qua sử dụng, săm lốp ôtô đã qua sử dụng, quần áo cũ... Tại cảng TPHCM còn tồn 2.068 container hàng hóa và 50 xe ôtô các loại, trong đó một lượng lớn là hàng xuất khẩu không đạt chất lượng bị trả về mà doanh nghiệp chưa đến nhận.
Nhiều cảng biển Việt Nam đang phải đối mặt với vấn nạn hàng tồn tại cảng lâu ngày mà không ai đến nhận. |
Đa số những vi phạm trên chỉ khi kiểm tra thực tế mới phát hiện được. Tại riêng Hải quan Hải Phòng, kết quả kiểm tra từ ngày 3/6 đến 1/7/2010 đối với một số container hàng phế liệu cho thấy hàng hóa đều là rác thải công nghiệp. Bộ Tài chính cũng cho biết, trong số hàng hóa vi phạm, loại hàng tạm nhập - tái xuất chiếm tỷ lệ lớn và nguy cơ các mặt hàng này thẩm lậu vào nội địa là không nhỏ.
Hiện nay một số quy định trong việc xử lý hàng tồn đọng không còn phù hợp với thực tế. Đơn cử như quy định hàng hóa phải sau 60 ngày, thông báo 3 lần mà không có người nhận, kèm theo từ chối nhận hàng của hãng tàu, khách hàng thì mới được xem là “hàng thuộc diện thanh lý”. Song trên thực tế, việc thông báo từ chối này đến cảng rất chậm, có khi kéo dài cả năm. Đại diện một đơn vị cảng cho rằng, cần sửa đổi một số điều trong quy định trên, theo đó, sau khi gửi thông báo 3 lần mà doanh nghiệp không đến làm thủ tục nhận hàng thì hội đồng có thể tiến hành kiểm kê, thanh lý, không nhất thiết phải chờ từ chối nhận hàng của hãng tàu hoặc khách hàng. Bên cạnh đó, cần khắc phục tình trạng thời gian xử lý kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như hoạt động khai thác của cảng. Đồng thời, nên nới rộng quy định chỉ định bán đấu giá lên 100 triệu đồng thay vì 10 triệu đồng như hiện nay, tạo điều kiện linh hoạt trong việc bán hàng thanh lý, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp cảng cũng như Nhà nước... “Lỗ hổng” trong các văn bản quy định về lĩnh vực này (như Luật Thương mại, Luật Hàng hải và Luật Hải quan) cũng cần được “trám” kịp thời để xử lý một chiêu được doanh nghiệp đem ra áp dụng thường xuyên: từ chối nhận hàng để trốn tránh trách nhiệm khi lô hàng bị kiểm tra phát hiện sai phạm. Những trường hợp này, thường là rác thải hoặc mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, thuộc diện cấm nhập khẩu.
(Theo Báo Doanh nhân)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com