Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giày Trung Quốc len lỏi khắp nơi

Mặc dù kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, nhưng xuất khẩu giày 6 tháng đầu năm 2010 của Trung Quốc vẫn tăng 20% và xâm nhập khắp nơi trên thế giới.

Trung Quốc hiện chiếm tới 70% nguồn cung sản phẩm giày các loại cho thị trường thế giới. Năm 2001, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 4 tỉ đôi giày các loại, với doanh số trên 10 tỉ USD. Năm 2004, xuất khẩu 6 tỉ đôi, chiếm 51% sản lượng giày thế giới. Số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc cho biết năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giày thế giới đạt 134,8 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu với 24,6 tỉ USD, tức 18%. Năm 2008, sản lượng giày của Trung Quốc đạt trên 10 tỉ đôi, trong đó xuất khẩu 8,1 tỉ đôi và đạt kim ngạch 28,8 tỉ USD. Lượng tiêu thụ trong nước đạt trên 300 tỉ Nhân dân tệ (NDT). Năm 2009, tuy thị trường thế giới ảm đạm, nhưng xuất khẩu giày của Trung Quốc vẫn đạt trên 8 tỉ đôi. 

Trung Quốc có trên 7.200 doanh nghiệp đóng giày quy mô lớn tập trung chủ yếu ở các tỉnh và thành phố như Quảng Đông, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, thành phố Ôn Châu, Thành Đô, Trùng Khánh... Để chuyên môn hóa cao, các tỉnh, thành phố hầu như đều có sự phân công sản xuất và xuất khẩu các loại giày như sau: Thành phố Ôn Châu chủ yếu sản xuất và xuất khẩu giày da, tỉnh Quảng Đông chủ yếu sản xuất và xuất khẩu giày các loại cho phụ nữ, tỉnh Phúc Kiến chủ yếu sản xuất và xuất khẩu giày thể thao, tỉnh Tứ Xuyên chủ yếu sản xuất giày da các loại. Riêng tỉnh Quảng Đông, sản lượng giày năm 2004 tới 3 tỉ đôi và xuất khẩu 2,2 tỉ đôi, thu về 5,4 tỉ USD.

Tuy nhiên Hiệp hội doanh nghiệp giày Trung Quốc cho biết ngành công nghiệp đóng giày của Trung Quốc hiện tồn tại nhiều nhược điểm như:

1- Giá giày của Trung Quốc trên thị trường thế giới so với nhiều nước và vùng lãnh thổ như Italia, Brazil, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam... đều rẻ hơn.
 
2- Phần lớn giày của Trung Quốc đều là giày có chất lượng thấp, kiểu dáng lạc hậu, ít thay đổi, hàm lượng kỹ thuật không cao.

3- Xuất khẩu lại quá tập trung vào một số thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN.

Bởi vậy, thời gian tới hầu hết các doanh nghiệp đều phải đầu tư nhập khẩu các dây chuyền công nghệ kỹ thuật hiện đại để tăng thêm hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất giày các loại. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng giá giày xuất khẩu trên thị trường thế giới. Hiện nay, trong nước tiêu thụ chừng hơn 2 tỉ đôi, nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sính giày ngoại, vì vậy hàng năm Trung Quốc nhập khẩu hàng chục triệu đôi giày của các nước, nhất là giày có thương hiệu của các nước EU. Sáu tháng đầu năm 2009, Trung Quốc đã nhập trên 15 triệu đôi giày, trị giá 300 triệu USD.

Hiệp hội doanh nghiệp giày Trung Quốc cho biết trong vòng 20 - 30 năm tới, ngành đóng giày của Trung Quốc vẫn có cơ may phát triển tốt. Trung Quốc có 1,3 tỉ dân và đây là thị trường to lớn. Kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, mức sống nâng cao, nhu cầu tiêu thụ giày cũng theo đó tăng lên. Trung Quốc có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, trong khi tỉ lệ các dây chuyền công nghệ cao mới nhập về trang bị cho các doanh nghiệp tăng lên đáng kể, vì vậy sức cạnh tranh rất lớn. Như vậy, giày  Trung Quốc vẫn có nhiều cơ hội len lỏi khắp nơi trên thế giới.

(tamnhin)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá đường leo cao, DN nói gì?
  • Thị trường phân bón: Giá tăng từng ngày
  • Xuất khẩu online
  • Hạn chế tối đa "tát nước theo mưa", tạo sốt giá ảo
  • Giá gạo Thái có thể tăng lên 650 – 700 USD/tấn
  • Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,5 triệu tấn
  • Nhập siêu tháng 11 cao nhất 3 quý gần đây
  • Triển vọng thị trường cà phê arabica chất lượng cao tiếp tục lạc quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo