Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách nhìn khác về nhập siêu

Thịt bò nhập khẩu.

Một trong những mục tiêu trọng tâm Chính phủ đưa ra trong năm 2010 là ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ngăn chặn lạm phát cao trở lại và kiểm soát nhập siêu. Tuy nhiên, trong quí 1 nhập siêu đã lên tới 3,6 tỉ đô la, bằng 25,6% kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức tăng khá cao so với mục tiêu khống chế nhập siêu dưới 20% xuất khẩu mà Quốc hội đề ra.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP với nhiều giải pháp quyết liệt để kiểm soát nhập siêu. Vấn đề đặt ra là những giải pháp đó liệu đã thực sự bao quát hết những nguyên nhân của vấn đề nhập siêu?

Nhập siêu từ góc độ thương mại quốc tế

Bấy lâu nay, khi nói đến nhập siêu, thâm hụt tài khoản vãng lai chúng ta thường nhìn dưới góc độ thương mại quốc tế tức là khi xuất khẩu hàng hóa/dịch vụ thấp hơn nhập khẩu nghĩa là nhập siêu.

Lý giải cho tình trạng này, nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cho rằng nguyên nhân chính là do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu, cơ cấu xuất nhập khẩu chưa hợp lý, do chính sách thương mại hoặc các vấn đề liên quan đến hàng rào bảo hộ...

Từ đó, giải pháp giảm nhập siêu như chúng ta vẫn thấy chủ yếu được thực hiện từ góc độ chính sách thương mại như tăng cường xúc tiến thương mại, khuyến khích doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu, phát triển công nghiệp hỗ trợ thay thế hàng nhập khẩu... Hoặc có năm bí quá thì dùng biện pháp hành chính: cái gì buộc phải nhập thì nhập (xăng dầu, phân bón), một số thì nhập theo hạn mức, một số khác thì không cho nhập nữa.

Nhập siêu từ góc độ tiết kiệm - đầu tư

Tuy nhiên, trong kinh tế học các yếu tố liên quan đến thương mại chưa hẳn đã lý giải được cặn kẽ và đầy đủ những yếu tố phát sinh thâm hụt tài khoản vãng lai vì đó chỉ là bề nổi của vấn đề. Có một cách nhìn khác về nhập siêu là dưới góc độ tiết kiệm - đầu tư, theo đó thâm hụt tài khoản vãng lai (chủ yếu là nhập siêu) chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, đơn giản bởi vì thâm hụt tài khoản vãng lai và chênh lệch tiết kiệm - đầu tư (S-I) về nguyên tắc đều được bù đắp bằng khoản vay nợ ròng trên thị trường vốn quốc tế. Nếu nguồn thu từ xuất khẩu và các khoản thu khác không đủ chi trả cho nhập khẩu thì đương nhiên ta phải đi vay để bù đắp, và dưới góc độ tiết kiệm - đầu tư những nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhưng nhu cầu đầu tư cao như Việt Nam cũng phải đi vay, tức là chênh lệch tiết kiệm - đầu tư cũng bằng với mức nợ ròng của Việt Nam.

Từ cách nhìn này thì nhập siêu sẽ không chỉ còn là vấn đề thương mại mà còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Thứ nhất, với mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư (investment-led growth) của nước ta thì để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, đầu tư luôn ở mức rất cao trong thời gian dài, trung bình khoảng 40% GDP suốt giai đoạn 2000-2008 trong khi tiết kiệm nội địa tăng không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Gần 10 năm qua tiết kiệm luôn đuổi theo đầu tư với khoảng cách khá xa, năm 2007 là -14,72 và 2009 lên đến -17,7 điểm phần trăm so với GDP (xem bảng). Lượng thiếu hụt như chúng ta đã biêt chủ yếu được bù đắp bằng dòng vốn từ bên ngoài như FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp.

Thứ hai, nhập siêu hay tiết kiệm thấp hơn đầu tư còn do hiệu quả kinh tế của các khoản đầu tư đặc biệt là đầu tư công thấp thể hiện qua hệ số ICOR cũng luôn ở mức cao trong những năm gần đây và lên rất cao trong năm 2009. Hiệu quả thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiết kiệm và để duy trì tăng trưởng cao dựa vào đầu tư đương nhiên chúng ta phải đi vay.

Con số thực tế cho thấy nợ chính phủ đã tăng từ 36% GDP năm 2008 lên 40% năm 2009, và dự kiến khoảng 44% năm 2010, gấp bốn lần so với 10 năm trước đây. Đầu tư nhà nước, bao gồm cả từ ngân sách, tín dụng nhà nước và thông qua doanh nghiệp nhà nước thường chiếm trên dưới 50% đầu tư toàn xã hội nên nếu những khoản đầu tư kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên thấp hoặc chi thường xuyên tiếp tục được cắt giảm sẽ giúp giảm sức ép lên nhập siêu và áp lực lạm phát.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính làm cho mức tiết kiệm trong nước thấp là thâm hụt ngân sách cao và kéo dài nhiều năm qua. Trong năm 2009, với các khoản kích cầu quy mô không nhỏ thâm hụt ngân sách đã lên tới 7% GDP theo cách tính của chúng ta. Nếu theo cách tính quốc tế, tức là không tính tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm cả các khoản chi ngoài dự toán thì con số còn cao hơn nữa, có thể lên tới 9,4%. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài không chỉ làm trầm trọng thêm vấn nạn nhập siêu mà còn làm tăng lạm phát kỳ vọng, tác động xấu tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

Nói tóm lại, bên cạnh giải pháp Chính phủ đã đưa ra chúng ta không thể lơ là những bài toán vẫn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thời gian qua là cần đánh giá và xem xét lại mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư ở nước ta để có những điều chỉnh kịp thời, tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả đầu tư công và thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa để giảm thâm hụt ngân sách.

(Theo Nguyễn Trí Bảo // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • An toàn thực phẩm tại các siêu thị: Bàn đến bao giờ?
  • Công nghệ tàu siêu tốc, hàng xuất khẩu mới của Nhật
  • Nhập siêu tăng
  • Cứ mãi tiểu ngạch?
  • Lượng gạo xuất khẩu sẽ giảm trong hai tháng tới
  • Trung Quốc - thị trường dẫn đầu cung cấp sản phẩm hóa chất cho Việt Nam quý I/2010
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt-Thái
  • Thặng dư thương mại đã trở lại với Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo