Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cái tăm không là... cái tăm

Đôi khi so sánh cái gì quá nhỏ, ta hay nói: - Chuyện vặt, là cái tăm. Nhưng cái tăm có bé hay không?

Năm tháng đầu năm 2010, lượng tăm tre nhập khẩu qua riêng cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh, lên tới 82,5 tấn, phần lớn có xuất xứ Trung Quốc. Còn năm 2009, nước ta nhập khẩu, cũng chỉ qua riêng cảng Cát Lái, khoảng... 214 tấn tăm.

Còn những cảng, những cửa khẩu khác? Trong khi đó, phần lớn trong số hơn 87 triệu dân Việt Nam hễ rời bát cơm... phải sờ đến cái tăm. Oái oăm hơn nữa, nhiều địa phương đã rất hào hứng xuất khẩu tre để "bạn" làm tăm, bán giả lại.

Nhiều nhiều trăm tấn tăm là bao tiền? Ai dám bảo cái tăm là bé! Cái tăm không còn là... cái tăm với 460 nghìn doanh nghiệp Việt Nam, với hàng trăm nghìn cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác.

Một chuyện khác, không phải cái tăm nhưng lại... "vấn đề như cái tăm": Nông sản nước ngoài đang ngày ngày tràn vào thị trường nội địa. Tại các chợ đầu mối, cửa khẩu lớn, trái cây, rau củ... "đầu vào" áp đảo "đầu ra" - xuất khẩu. Nông sản được nhập cả qua đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Còn theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, sản lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam những tháng đầu năm 2010 là hơn 50 nghìn tấn. Quy mô nhập khẩu tăng đáng kể sau khi trong nước xảy ra dịch lợn tai xanh; nguồn nhập khẩu là châu Âu, chiếm chủ yếu, với khoảng 85,9%, tiếp theo là Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ... Sản phẩm lại không hề phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt khi hầu hết là đồ đông lạnh.

Nông sản nước ngoài chỉ "ba bước" là vào Việt Nam. Đây là lời chua chát của nhiều chuyên gia. Ai dám bảo Việt Nam là nước nông nghiệp, với phần lớn lao động "nuôi, trồng" và khoảng 75% dân số sống ở khu vực nông thôn!

Không chỉ có cái tăm, không chỉ nông sản, chúng ta nhập khẩu tất tần tật: cây kim, sợi chỉ - dù sản xuất những mặt hàng này "dễ hơn ăn kẹo" (ví von của các cháu), muối - dù chúng ta có hàng trăm nghìn hộ diêm dân, phân bón, thức ăn chăn nuôi... Đến cái tăm, cây kim, sợi chỉ... chúng ta còn phải nhập thì nói gì đến "những mặt hàng vĩ đại" như ô tô, xe máy... Tất nhiên, hội nhập là động lực để hàng hóa xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn nhưng khi các mặt hàng nhập khẩu đe dọa sản xuất nội địa nói chung, ảnh hưởng đến cân đối xuất nhập khẩu nói riêng, thì phải xem lại.

Giờ thì ai dám bảo "Chuyện vặt, là cái tăm!"? khi "gánh nặng tăm" cho thấy một căn bệnh tồn tại trong mọi lĩnh vực: sự lười biếng của doanh nghiệp trong nước.

(Theo Trung Nguyên // Hanoimoi Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Khẩn trương kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu
  • Loay hoay giải bài toán nhập siêu từ Trung Quốc
  • Khi hàng Việt Nam bị kiện
  • XK nông, lâm, thuỷ sản : Dự báo kém
  • Triển lãm máy công cụ và gia công cơ khí :Thu hút hơn 500 thương hiệu trên thế giới
  • Mặt bằng tổ chức triễn lãm, hội thảo : Áo đã quá chật !
  • Cảnh báo “bẫy” mậu dịch tự do
  • Nữ trang Việt hẹp cửa xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo