Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty 'ngoại' chiếm 80% thị phần quảng cáo Việt

Tỷ lệ quảng cáo trên truyền hình hiện cũng chiếm đa số với 78%, quảng cáo trên báo in là 11%, tạp chí 7% và ngoài trời chỉ 4%.

Thị trường quảng cáo Việt Nam vẫn tăng trưởng khá mạnh nhưng đang có sự chênh lệch lớn giữa các nhà quảng cáo trong và ngoài nước, cũng như trong cơ cấu các loại hình quảng cáo.

Sự chênh lệch đầu tiên là về cơ cấu các lĩnh vực quảng cáo. Theo ông Đỗ Kim Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, tỷ lệ quảng cáo trên truyền hình chiếm đa số với 78%, trong khi đó báo in là 11%, tạp chí 7% và ngoài trời chỉ 4%. Tỷ lệ này ở châu Á lần lượt là 41 - 23 - 5 - 11.

Sự chênh lệch tiếp theo là trong số khoảng 5.000 công ty hoạt động quảng cáo ở Việt Nam, có khoảng 30 doanh nghiệp nước ngoài những chiếm tới 80% thị phần.

Thực ra, con số này cũng chỉ tương đối, vì theo ông Dũng, không phải các công ty quảng cáo nước ngoài làm hết mọi thứ, mà trong rất nhiều trường hợp họ thuê lại các đại lý cấp 2 trong nước thực hiện. Các nhà quảng cáo nước ngoài lắm lúc chỉ hoạch định chiến lược, và hưởng chi phí 10-15%, còn việc triển khai lại giao cho các nhà quảng cáo trong nước.

Điều đáng chú ý là thị phần quảng cáo trên truyền hình, chiếm thị phần lớn nhất là các doanh nghiệp nước ngoài, còn đa số các doanh nghiệp trong nước lại đang cạnh tranh nhau ở phần quảng cáo ngoài trời, vốn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 4%, hay trong tổ chức sự kiện. Chính vì thế, giá của quảng cáo ngoài trời đang được đẩy lên rất cao.

Theo một chuyên gia, trong khi để dựng một tấm bảng quảng cáo mất khoảng 10 USD, thì giá một tấm bảng quảng cáo ở khu vực chợ Bến Thành, quận 1, TPHCM lên hàng trăm ngàn USD/năm. Chi phí này còn đắt hơn cả việc thuê một căn nhà ở khu vực này, và được tính vào giá thành, và cuối cùng là người tiêu dùng chi trả.

Theo một công bố mới đây của công ty về nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 của thị trường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, không tính Internet, đạt 8.800 tỷ đồng. Đáng chú ý là quảng cáo trên truyền hình đang có bước tăng tốc, với hơn 34%, so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi quảng cáo trên báo in và tạp chí giảm đáng kể.

Số liệu của TNS được đo trên 60 kênh truyền hình, một kênh phát thanh và 67 tờ báo lớn trên cả nước. Theo đánh giá của một chuyên gia, con số đó cũng đã phản ánh được khoảng 80-90% con số thực trên thị trường.

Giá trị của thị trường quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo truyền hình đang ngày càng mở rộng, từ khoảng 500 triệu USD năm 2011, sẽ lên đến 637 triệu USD vào năm 2013.

(Theo TBKTSG)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo