Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp lao đao trước nạn mất cắp hàng xuất nhập khẩu

Thời gian qua, việc mất cắp hàng hóa trong container xảy ra phổ biến tại một số địa phương: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Hàng hóa mất cắp chủ yếu là các mặt hàng có giá trị lớn như: hạt điều nhân, tiêu, vải, gỗ trắc, ống đồng…

Ngày 27/9, tại TP HCM, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo “Cảnh báo về rủi ro xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”. Một trong những vấn đề được doanh nghiệp (DN) quan tâm nhiều tại hội thảo này là tình trạng mất cắp hàng hóa trong các container của DN xuất nhập khẩu (XNK) rộ lên trong thời gian gần đây và xu hướng ngày càng gia tăng.

Thời gian qua, việc mất cắp hàng hóa trong container xảy ra phổ biến tại một số địa phương: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu… Hàng hóa mất cắp chủ yếu là các mặt hàng có giá trị lớn như: hạt điều nhân, tiêu, vải, gỗ trắc, ống đồng…

Lớn nhất là vụ mất cắp hàng hóa thiệt hại hơn 2 tỷ đồng mới đây của Công ty TNHH Hải Nam Phát (Công ty Hải Nam Phát). Nhân viên kiểm định của Công ty CP Giám định Vinacontrol xuống Công ty Hải Nam Phát đóng 2 container nhân điều xuất khẩu đi Ai Cập và làm thủ tục kiểm đếm, đóng siêu (seal) như mọi lần. Đến ngày hôm sau, rất tình cờ khi nhân viên này xuống Long Khánh (Đồng Nai) để giám định lô hàng khác thì phát hiện một xe tải chở hàng loạt thùng điều có nhiều điểm giống hệt lô hàng của Công ty Hải Nam Phát mà anh đã giám định trước đó. Ngay lập tức, nhân viên này đã gọi điện báo cho Giám đốc Công ty Hải Nam Phát.

Sau đó, tại cảng ICD Phước Long 2 (Thủ Đức, TP HCM), 2 container của công ty này được cắt niêm phong chì ra thì hàng hóa bên trong chỉ còn 486 thùng (mất 1.000 thùng) nhưng điều ngạc nhiên là không phát hiện ra vết cạy phá cotainer hàng này…

Thủ đoạn “rút ruột” container mà các đối tượng này thường áp dụng là lợi dụng sơ hở của các DN không cử nhân viên đi theo quản lý hàng hóa nên các tài xế, phụ xe câu kết với các băng nhóm trộm cắp chuyên nghiệp tổ chức trộm cắp hàng hóa trong container. Có trường hợp, bọn chúng thành lập công ty vận tải nhỏ nhận vận chuyển hàng cho các DN hoặc các công ty vận tải lớn để dễ dàng thực hiện các vụ trộm cắp.

Để ngăn chặn tình trạng mất cắp hàng trong container, đại diện PC45 Công an TP HCM cho biết: Có nhiều trường hợp vì có mục đích trước nên các tài xế, phụ xe đã sử dụng giấy tờ giả để làm hồ sơ xin việc tại các công ty vận tải. Thời gian đầu, chúng tạo lòng tin để được công ty giao vận chuyển những mặt hàng có giá trị lớn. Sau đó, chúng câu kết với các nhóm trộm bên ngoài để trộm hàng. Vì vậy, khi tiếp nhận các hồ sơ xin việc, đề nghị các DN nên xác minh rõ ràng; nên gắn thiết bị định vị trên phương tiện vận chuyển để làm căn cứ xử lý đối tượng vi phạm nếu việc trộm cắp xảy ra. Hoặc cũng có thể đánh dấu bằng ký hiệu riêng để phát hiện có sự mất cắp hay không.

Ông Trần Huy Hiền – Tổng Thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho rằng, để hạn chế việc mất cắp, đề nghị tại các cảng xuất khẩu cần phải có dịch vụ cân container. Hàng hóa khi thông quan xuất khẩu được cân nguyên “con” và in kết quả trọng lượng

Theo Thúy Hà

CAND

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo