Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lúa gạo nhiều biến động

 
Nhiều nông dân khi thu hoạch xong đã bán ngay vì sợ giá lúa giảm.

Suốt thời gian dài, giá lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long chốt ở mức 4.100 - 4.200 đồng/kg, đối với loại lúa hạt dài, đạt độ khô. Đến cuối tháng 7, giá giảm chỉ còn 3.600 - 3.700 đồng/kg. 

Sau khi các doanh nghiệp triển khai mua tạm trữ, giá nhúc nhích lên 3.800 - 3.900 đồng /kg. Lúa giảm giá trúng ngay vào thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa hè thu khiến nông dân đồng bằng sông Cửu Long không khỏi lo lắng.

Do các doanh nghiệp đang triển khai mua tạm trữ đợt 1: 400.000 tấn, nên giá lúa gạo trong tuần ở tất cả các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tăng từ 150 đến 200 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng từ 200 - 250 đồng/kg, đẩy giá lúa gạo lên mức 3.900 đến 4.000đồng/kg, tuỳ theo chất lượng, địa phương. 

Giá gạo nguyên liệu loại 1 hiện khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.200-5.300 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg, gạo 15% tấm khoảng 6.200 - 6.300 đồng/kg, gạo 25% tấm ở mức 5.750 - 5.800 đồng/kg tuỳ chất lượng. 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo 14 ngày đầu tháng 8/2009 đạt 113.232 tấn, trị giá FOB 46,220 triệu USD. Luỹ kế xuất khẩu gạo từ ngày 01/01/2009 đến ngày 14/08/2009 đạt 4.223.645 tấn, trị giá 1,731 tỷ USD.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thu hoạch rộ lúa hè thu, năng suất lúa bình quân từ 5 - 5,5 tấn/ha, so với vụ lúa hè thu 2008 thấp hơn khoảng 0,5 tấn/ha. Trong khi năng suất giảm, các chi phí sản xuất như thuốc trừ sâu, tiền thuê nhân công cắt lúa, phân bón và mọi thứ chi phí khác đều cao hơn vụ đông xuân đã đẩy giá thành một kg lúa hè thu lên khoảng 2.700-2.800 đồng/kg, khi vào chính vụ giá lúa lại giảm từ 300 - 400 đồng/kg.

Vụ hè thu tỉnh Sóc Trăng xuống giống được 167.000 ha, do điều kiện địa lý nên thời gian thu hoạch của Sóc Trăng có trễ hơn so với các tỉnh khác trong vùng, bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 8, đến nay Sóc Trăng đã thu hoạch hơn 50.000 ha, năng suất bình quân khoảng 5 tấn/ha, thấp hơn khoảng 0,5 tấn/ha so với vụ hè thu trước.

Tổng công ty Lương thực miền Nam giao chỉ tiêu Công ty lương thực Sóc Trăng mua tạm trữ 10.000 tấn. Công ty đã triển khai từ ngày 7/8/2009 đến nay đã gần đủ, ngoài ra công ty còn được phép triển khai thu mua thêm 50.000 tấn gạo từ nay cho đến cuối năm, với chỉ tiêu thu mua 60.000 tấn (tương đương 120.000 tấn lúa) sẽ không giải quyết hết lượng lúa hàng hóa trong dân ở Sóc Trăng.

Tuy nhiên, hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... cơ bản đã thu hoạch xong, các doanh nghiệp đặt mua gạo nguyên liệu ở Sóc Trăng hứa sẽ giải quyết hết lượng lúa hàng hóa trong dân. Hiện nay các doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu làm gạo cấp thấp có giá từ 5.000 - 5.050 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm gạo cấp cao dao động từ 5.100 - 5.150 đồng/kg.

Với thông tin năm 2009, Việt Nam sẽ xuất khẩu 5,5 đến 6 triệu tấn gạo, giá gạo xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đều đang rất tốt, nên nông dân đồng bằng sông Cửu Long rất tin tưởng vào vụ hè thu trúng giá, bù lại những thua lỗ mất mát của vụ hè thu 2008. Thế nhưng suốt tuần qua, giá lúa hè thu ở khu vực này đã giảm liên tục và hiện đang chốt ở mức giá 3.800 - 3.900 đồng/kg, nhiều nông dân khi thu hoạch xong đã bán ngay không dám trữ lại vì sợ giá lúa lại giảm sâu và bán không nổi như vụ hè thu trước.

Theo một doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, do vào vụ mùa chính bà con nông dân thu hoạch rộ mà các đơn vị xuất khẩu gạo chưa đẩy mạnh thu mua nên giá lúa giảm là điều khó tránh khỏi. Vẫn theo doanh nghiệp này, nhìn chung chất lượng gạo vụ hè thu năm nay tốt hơn so với vụ hè thu năm 2008, cho đến thời điểm này nhu cầu gạo cấp cao và cấp trung để xuất khẩu vẫn đáp ứng tốt, do vậy nhu cầu gạo chất lượng cao để xuất khẩu của 6 tháng cuối năm thì vụ hè thu năm nay đủ đáp ứng.

Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay đầu ra lúa gạo đang bị đóng băng, do Thái Lan và Pakistan tung rất nhiều gạo từ kho dự trữ khiến cho lượng cung thì dồi dào mà khách hàng thì ít. Hiện nay khách hàng có tâm lý “ngóng” xem động tĩnh của phía Thái Lan vì tồn kho của nước này đến 7 triệu tấn gạo. 

Hàng năm vào thời điểm này, Philippines đã ký xong hợp đồng mua 700 ngàn tấn gạo của Việt Nam, tuy nhiên đến bây giờ họ vẫn chưa chịu ký vì cũng trong tâm trạng chờ đợi...

Quyết định tung 7 triệu tấn gạo tồn kho của Thái Lan khiến cho các doanh nghiệp thu mua gạo trong nước có hơi chùng bước. Tuy nhiên mới đây Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố, các doanh nghiệp mua lúa tạm trữ với giá từ 3.800 đồng/kg trở lên, giúp nông dân có lãi từ 30% trở lên nếu bị lỗ Chính phủ sẽ hỗ trợ. 

Có sự lên tiếng của Chính phủ, các doanh nghiệp an tâm hơn thu mua lúa gạo. Tuy nhiên hình thức hỗ trợ của Chính phủ như thế nào thì các doanh nghiệp vẫn chưa được biết.

(Theo Nguyễn Huyền // VnEconomy)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cần nhìn nhận đúng về nhập siêu
  • Kích thích tiêu dùng nội địa: Nguy cơ "kích" nhầm hàng ngoại nhập
  • Giúp doanh nghiệp tiếp cận sâu thị trường nội địa
  • Đồ gỗ nội thất tìm cơ hội
  • Tăng giá xăng dưới góc nhìn DN
  • Thị trường tiêu dùng vẫn trầm lắng
  • Xuất khẩu: khó khăn thuận lợi đan xen
  • Xuất khẩu tháng Tám: Tiếp tục âm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo