Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định vị lại chiến lược xuất khẩu nông sản


Kể từ khi đổi mới, tăng trưởng nông nghiệp và xuất khẩu nông sản có một vị trí quan trọng trong việc tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.


Nhìn lại những cột mốc quan trọng nhất trong tiến trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay mới thấy hết vai trò “trụ đỡ” của ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản.


Động lực từ nông nghiệp


Kể từ khi đổi mới đến nay, quy mô thương mại nông - lâm - thủy sản ngày càng được mở rộng cả về thị trường và ngành hàng. Thương mại nông - lâm - thủy sản đạt mức tăng trưởng cao và liên tục xuất siêu, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2008 đạt khoảng 25,5%/năm (trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung chỉ tăng khoảng 20,5%/năm.


Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu lún sâu vào khủng hoảng, thương mại suy giảm nghiêm trọng, song thương mại nông sản của Việt Nam vẫn tăng mạnh so với các giai đoạn trước đó. Mức tăng trưởng kim ngạch chủ yếu do đóng góp của yếu tố tăng giá nông sản trên thị trường quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2008 ước đạt hơn 16 tỉ đô la Mỹ, tăng 28,4% so với năm 2007. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm về số lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng so với năm 2007 như cao su, cà phê, chè, gạo…
 

 


 
Hình 1: Xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp giai đoạn 2001-2008 (triệu USD). Nguồn: Tổng cục Hải quan.


Bước sang năm 2009, số liệu hải quan hết quí 1 cho thấy trong khi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục làm cho xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động nặng nề, tổng kim ngạch xuất khẩu quí 1 đạt 13,5 tỉ đô la, chỉ tăng 2,4%. Nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như dầu thô, dệt may, giày dép... giảm mạnh, chỉ có một vài mặt hàng nông sản như gạo, sắn, chè, hạt tiêu tăng trưởng mạnh, làm giảm đà suy giảm xuất khẩu chung.


Đóng góp của nông nghiệp và xuất khẩu nông sản cho nền kinh tế quan trọng là thế, nhưng nếu nhìn dài hạn trong một tương quan giữa cung/xuất khẩu nông sản và cầu/nhập khẩu nông sản sẽ thấy nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ.


Một mô hình đơn giản về xuất khẩu của Việt Nam trong tương quan với nhu cầu nhập khẩu của thế giới hoặc một bạn hàng lớn theo các trục tung và hoành. Đối với một hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể ở một trong bốn góc phần tư. Những hàng hóa nằm ở góc phần tư thứ II được coi là triển vọng lúc đó cả xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu đều tăng. Và ngược lại đối với trường hợp góc phần tư thứ IV. Ở góc phần tư thứ I, lúc đó hàng Việt Nam đang bị cạnh tranh, suy giảm mặc dù nhu cầu thị trường vẫn tăng. Ở góc phần tư thứ III, hàng Việt Nam cạnh tranh và thâm nhập mạnh vào thị trường bất chấp suy giảm chung của thị trường.
 

 


 
Hình 2: Cán cân thương mại hàng hóa và thương mại nông lâm thủy sản (triệu USD). Nguồn: Tổng cục Hải quan.


Ví dụ đối với thị trường Mỹ, giai đoạn 2004-2007 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của 49 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đạt mức 34%/năm, trong khi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này đạt 14%/năm. Trong khi chín tháng 2008 so với cùng kỳ năm 2007, con số tương ứng là 21% và 13%. Như vậy, tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ đang có xu hướng giảm mặc dù nhu cầu của thị trường này không giảm.
 

Như vậy, suy giảm thị trường do khủng hoảng tài chính không phải là nguyên nhân căn bản dẫn đến suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu mà chính là những yếu tố về cơ cấu trong chuỗi giá trị, như giá thành cao, sản phẩm thô, chưa có sản phẩm mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, thương hiệu yếu, phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu chế biến một số ngành hàng lớn…Ngoài ra, rất nhiều khả năng, một số ngành hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng đến giới hạn ngưỡng, việc tăng kim ngạch trở nên khó khăn hơn.
 

Định hướng lại chiến lược xuất khẩu nông sản
 

 

Hình 3: Khung phân tích về thị trường nông sản.


Sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế đang có xu hướng tăng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông - lâm - thủy sản và vật tư nông nghiệp. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng xuất khẩu dựa vào chiều rộng và một vài ngành hàng chủ lực, cần phải thiết kế một chiến lược phát triển xuất khẩu nông sản bền vững, căn cơ hơn, dựa theo chiều sâu và kích thích những nhân tố mới đột phá. Một số định hướng sau có thể là những gợi ý cho chiến lược xuất khẩu mới:
 

• Xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu cho một số ngành hàng chủ lực nông sản và một số ngành hàng tiềm năng.

 

• Tăng cường năng lực cho các đơn vị đầu mối phát triển thương mại trong bộ ngành có mạng lưới theo dõi diễn biến thương mại ở các vùng hàng hóa và thị trường trọng điểm, nâng cao chất lượng tham mưu hỗ trợ cho bộ ngành và Chính phủ trong điều hành thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu và phát triển thương mại trong dài hạn.


• Điều chỉnh lại chương trình xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và ngành hàng hàng nhỏ có tiềm năng phát triển cao.


• Đầu tư hoặc đặt hàng cho các đơn vị có đủ năng lực, không nhất thiết là Nhà nước, hoặc các hiệp hội phát triển các dịch vụ công như nghiên cứu, thông tin thị trường nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ gia đình.
 

• Cân bằng phát triển thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường trong nước không nên theo phong trào mà cần phát triển bài bản, từ tìm hiểu nhu cầu, gây dựng hệ thống phân phối, làm thương hiệu…

(Theo Phạm Quang Diệu/TBKTSG)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhập khẩu ôtô: Liệu có gian lận về giá ?
  • Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn: Các tỉnh cần liên kết chặt chẽ và hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm
  • Tiếp tục làm rõ cơ cấu giá sữa
  • Bớt nỗi lo về nông sản xuất, nhập khẩu từ Trung Quốc?
  • Cần một chiến lược cho hàng nội
  • Áp lực xuất khẩu
  • Thời điểm tốt để trở về thị trường nội địa
  • Hàng Việt Nam ở đâu trên thị trường nội địa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo