Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp khổ vì chuyện áp mã thuế

Xe tải tự đổ có trọng tải từ 24 tấn đến 45 tấn nhập khẩu đang là “nạn nhân” của việc áp thuế không thống nhất
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô tải tự đổ có trọng tải từ 25 tấn đến 45 tấn nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn bởi việc áp thuế nhập khẩu không thống nhất và quy định tại Công văn số 17927/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính.
 
Không thống nhất trong áp thuế nhập khẩu

Sự thiếu thống nhất trong việc áp mã thuế nhập khẩu với loại xe tải tự đổ có trọng tải từ 24 tấn đến 45 tấn đã được phân tích rõ trong đơn kiến nghị ngày 15/5/2010 của một số doanh nghiệp (DN) kinh doanh xe ô tô nhập khẩu (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu máy Sao Việt, Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Huy, Công ty cổ phần Máy và Thiết bị Hà Nội, Công ty cổ phần Machino Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công...) gửi Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, năm 2006 - 2007, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bắc Luân (Quảng Ninh) đã áp mã thuế nhập khẩu 8704102110 (xe ô tô tải tự đổ không chạy trên đường cao tốc - Biểu thuế nhập khẩu 2007) cho loại xe này với mức thuế 10%. Nhưng cùng thời điểm, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) lại áp mã thuế nhập khẩu 8704234990 với thuế suất là 20%.

Sau khi có kiến nghị của các DN, Tổng cục Hải quan đã có Văn bản số 6631/TCHQ-GSQL, ngày 26/11/2007 về việc phân loại mặt hàng ô tô tải tự đổ dạng sát-xi có buồng lái và Văn bản số 1247/TCHQ-GSQL, ngày 21/3/2008 về việc phân loại mặt hàng ô tô tải tự đổ. Sau đó, hải quan các địa phương đã thống nhất áp mã thuế nhập khẩu 8704102110 cho xe ô tô tải tự đổ không sử dụng trên các loại đường quốc lộ (Biểu thuế nhập khẩu 2008) với mức thuế 10%. Tuy nhiên, điều mà các DN đang lấn cấn là tại văn bản này không có hướng dẫn về việc hoàn thuế cho các DN đã nộp với mức thuế suất 20% trước đó, dẫn đến việc có DN đã được hoàn thuế và có DN chưa được hoàn thuế. Như vậy, việc áp mã và thuế suất khác nhau cho cùng một loại xe tại cùng một thời điểm giữa các chi cục hải quan cửa khẩu gây thiệt hại cho các DN đã nhập khẩu xe với mức thuế 20%.

Gặp khó khi đăng ký lưu hành xe

Trong khi tranh cãi về việc hoàn thuế mà các DN đã nộp ở mức 20% chưa ngã ngũ thì mới đây, mặt hàng xe tải tự đổ lại có sự thay về thuế suất thuế nhập khẩu. Theo Thông tư số 65/2010/TT-BTC (ban hành ngày 22/4/2010), mặt hàng xe ô tô thuộc nhóm 8704  loại xe ô tô tải tự đổ có tổng trọng lượng có tải tối đa trên 24 tấn sẽ chỉ có thuế nhập khẩu là 8%.

Tuy nhiên, để được áp thuế  suất 8% lại không dễ. Điều 2, Công văn số 17927/BTC-TCHQ ngày 22/12/2009 quy định: trong tờ khai xác nhận nguồn gốc xe, cơ quan hải quan ghi rõ: “Xe ô tô tải tự đổ không sử dụng trên các loại đường quốc lộ” để làm cơ sở cho cơ quan cấp đăng ký lưu hành cho xe sử dụng đúng mục đích. Đối với xe ô tô tải tự đổ nhập khẩu thuộc phân nhóm 8704.10 đã được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký lưu hành như xe ô tô tự đổ thông dụng khác, thì yêu cầu phải nộp bổ sung thuế nhập khẩu và thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm cấp đăng ký lưu hành.

Như vậy, chiếu theo quy định này, nếu muốn đăng ký lưu hành được xe và áp mã thuế nhập khẩu 8704102210 với thuế suất 8%, thì loại xe nhập khẩu trên phải đảm bảo điều kiện là “không sử dụng trên các loại đường quốc lộ”. Ngược lại, nếu không chấp nhận điều kiện trên, DN buộc phải chuyển sang nhóm xe tải thông thường và áp mã thuế nhập khẩu 8704234990, với mức thuế suất nhập khẩu 20%. Quy định này đang làm khó DN, bởi DN rất dễ rơi vào tình huống vi phạm luật khi phải khai sai nhóm xe, hoặc chấp nhận nộp thuế cao hơn để có thể đưa được xe về bán.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một DN kinh doanh mặt hàng này tại Quảng Ninh cho biết: “Một tháng nay, Phòng Cảnh sát giao thông Quảng Ninh đã dừng việc cấp đăng ký lưu hành cho loại xe này. Chúng tôi không biết lý do vì sao. Hiện chúng tôi bị tồn 34 tờ khai tương ứng với 34 xe, với tổng giá trị 17 tỷ đồng. Không được cấp đăng ký lưu hành xe, DN không thể vay vốn ngân hàng để có tiền thanh toán với phía chủ xe”.

Công văn số 17927/BTC-TCHQ trên thực tế đã gây khó cho không ít DN. Với sự thay đổi về chính sách, để đưa được xe về, DN phải chịu một khoản thuế lớn. Dĩ nhiên, DN cũng có thể được hưởng mức thuế thấp hơn, nếu chấp nhận “không sử dụng trên các loại đường quốc lộ”. Tuy nhiên, việc này rất khó cho DN, vì xe tải mà không được chạy trên đường quốc lộ thì không biết bán cho ai!?

Những khó khăn trên, nếu không nhanh chóng được giải quyết, không những làm ngưng trệ hoạt động xuất nhập khẩu, mà còn gây nhiều khó khăn cho DN trong việc chấp hành các chính sách thuế.

(Theo Đồng Yến // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Dự báo về thị trường kim loại thế giới năm 2010
  • Nông sản xuất khẩu tự tin với Global GAP
  • Chỉ số giá hàng hoá xuất khẩu thương mại tháng 3 năm 2010
  • Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn khó vay vốn
  • Nhập siêu tạm thời lắng dịu
  • Động lực từ thị trường nội địa
  • Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo sang Cuba
  • DN xuất khẩu cao su: Đối mặt với khó khăn kép
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo