Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Việt ngại cọ sát

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Phó Cục trưởng Cục quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam không biết, không quan tâm và không áp dụng các biện pháp bảo vệ mình trước dòng hàng hoá nhập khẩu đang ngày một gia tăng
 

Chế biến nông lâm sản xuất khẩu.

Theo ông Thành, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều nước đang lạm dụng các biện pháp phòng vệ để bảo vệ sản xuất trong nước và doanh nghiệp ở một số nước đã tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ để cạnh tranh bất bình đẳng với sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Thực tế đã có những cảnh báo về nguy cơ quay lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Đối với Việt Nam trong thời gian gần đây số vụ kiện chống bán phá giá, phòng vệ tăng lên tương đối cao, ở mức đáng lo ngại. Đáng chú ý các mặt hàng bị kiện cũng đa dạng hơn, thậm chí có cả sản phẩm bị khởi kiện là những mặt hàng mà các nước phát triển không có lợi thế cạnh tranh so sánh hoặc có giá trị xuất khẩu chỉ ở mức vài trăm nghìn đô la như lò xo, đèn compact…

Những mặt hàng nhạy cảm thường xuyên bị khởi kiện trên thế giới là các hàng: Hoá chất, nhựa, cao su; thép và kim loại; dệt và các sản phẩm dệt; đồ gỗ gia dụng; máy móc cơ khí, dụng cụ thiết bị; giấy; thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp...

Ông Thành cũng đưa ra một dẫn chứng cho thấy nghịch lý trong hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đó là khi xảy ra kiện tụng liên quan đến chống phá giá thì Cục quản lý cạnh tranh phải thu thập chứng cứ để hỗ trợ doanh nghiệp cách ứng phó.

Tuy nhiên nhiều khi doanh nghiệp trốn các nhân viên của Cục như trốn “ma” vì sợ sẽ bị điều tra. Thay vì hợp tác với các cơ quan bảo vệ quyền lợi của mình thì doanh nghiệp lại trốn tránh. Hậu quả là khi xảy ra khiếu kiện không giải quyết triệt để đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp liên quan khác.

“Doanh nghiệp nên cập nhật, quan sát thị trường xem mặt hàng của mình có chịu nguy cơ chống bán phá giá hay không để có chiến lược, chuẩn bị các phương án đối phó. Các văn bản về chống phá giá đã ra đời gần chục năm nay nhưng đến nay chưa khởi động một biện pháp chống phá giá nào cả. Phải chăng chúng ta đã và đang cạnh tranh quá công bằng” – ông Đức Thành nói.

Nhìn theo khía cạnh khác, ông Nguyễn Văn Thụ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam thì cho rằng, để nâng sức cạnh thì doanh nghiệp phải chủ động tăng cường chất lượng hàng hoá lên. Phải làm sao để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Tuy nhiên có sự thật đau đớn là từ trước tới nay, người Việt Nam không mặn mà với hàng Việt Nam sự thật đau đớn. Điển hình nhất là tại một hội chợ quốc tế đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều người đến hội chợ cho biết họ sẵn sàng dùng hàng Việt nhưng vấn đề chất lượng không đáp ứng được yêu cầu nên mới phải quay sang dùng hàng ngoại.
 

Thống kê của Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho thấy từ  năm 1994 đến nay hàng hóa Việt Nam phải đối mặt với 37 vụ kiện, trong đó 31 vụ chống bán phá giá, 1 vụ về chống trợ cấp và 5 vụ về tự vệ. Các đối tác áp dụng biện pháp phòng vệ có: EU (10 vụ), Hoa Kỳ (5 vụ), Ấn Độ (4), Thổ Nhĩ Kỳ (4), Canada (4), Philippines (3), Peru (2), Colombia (1), Hàn Quốc (1), Ba Lan (1), Argentina (1) và Ai Cập (1).

(Theo Phạm Tuyên - Tiền Phong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tìm cách để vượt “bão”
  • Thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản
  • Gian lận thương mại "nhấn chìm" kính nội
  • Nhà bán lẻ nước ngoài đang được “tiếp sức”?
  • Gian nan xuất khẩu nông sản thời kinh tế suy thoái
  • Khó do chính sách thuế
  • Kích cầu tiêu dùng nội địa Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó
  • Quí I chỉ số niềm tin kinh doanh tăng 6 điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo