Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xuất khẩu để mắt "láng giềng gần"

Các doanh nghiệp xuất khẩu đang quan tâm đến những thị trường láng giềng. (Ảnh: Internet).

Trong xu thế quay về với "ao nhà" và những thị trường gần - tuy chưa phồn vinh dư giả nhưng ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu - nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận ra rằng, Campuchia là một thị trường hứa hẹn.

Thông tin cập nhật từ Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực ASEAN nói chung và Campuchia nói riêng trong tháng 6 tiếp tục xu hướng tăng.

Hàng Việt như buồm đã căng…

Khảo sát từ các doanh nghiệp bán lẻ của Campuchia cho thấy, hàng Việt Nam đang chiếm ưu thế về chất lượng và giá cả so với hàng của Trung Quốc, Thái Lan, tại thị trường này.

“Người tiêu dùng Campuchia có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng Việt Nam ngày một nhiều hơn. Hầu hết doanh nghiệp đều gặp thuận lợi khi đưa sản phẩm vào thị trường Campuchia khi lượng hàng xuất sang luôn tăng”, một chuyên gia phân tích thị trường của Bộ Công Thương nhận định.

Chuyên gia này “mách nhỏ”, nhìn chung sức mua của người dân Campuchia còn thấp, mối quan tâm đầu tiên và ưu tiên lớn nhất của người tiêu dùng Campuchia là mẫu mã, giá cả, sau đó mới đến chất lượng.

Do đó, để hàng hóa Việt Nam vào được thị trường Campuchia thì yếu tố cạnh tranh về giá cả phải là quan trọng hàng đầu. Tại thị trường này, hàng Việt Nam chiếm thị phần áp đảo ở phân khúc thị trường hàng hóa có giá cả trung bình và thấp.

Một khám phá thú vị khác là người tiêu dùng Campuchia đang bị hấp dẫn bởi hình thức mua hàng tự chọn - vẫn còn khá mới mẻ đối với họ. Các cửa hàng bày bán theo kiểu tự chọn “hút” khách hơn và cũng bán được nhiều hàng hơn.

Hàng hóa của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường này chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như đường, sữa, cà phê, sản phẩm nhựa, quần áo trẻ em và các loại thực phẩm chế biến.

Tuy nhiên, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng, sản xuất của Việt Nam cũng có vị trí đặc biệt quan trọng trên thị trường này. Hàng “made in Vietnam” từ sắt thép xây dựng, cho đến các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi... đều đã vào được và đều có cơ hội tiếp tục mở rộng thị phần ở xứ sở Chùa Tháp.

Từ một chuyến tham quan Angkor Watt cách đây vài năm, Đức Trí, Giám đốc một doanh nghiệp nhựa gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận ra rằng, phần lớn các nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê tại Campuchia đều sử dụng rất nhiều bàn ghế nhựa, chén đũa và bình ly nhựa. Anh đã định hướng sản xuất của doanh nghiệp mình theo hướng thiết kế những sản phẩm nhựa gia dụng với màu sắc bắt mắt, giá cả phải chăng và đã “thắng lớn”.

Trí khoe, dù chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu chưa nổi tiếng bằng Long Thành, Tân Lập Thành, Duy Tân hay Đại Đồng Tiến… nhưng cơ sở của anh cũng có bạn hàng ở hàng chục chợ đầu mối lớn tại Phnompenh, Siem Reap và một vài địa phương khác.

… Gặp gió

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), nền kinh tế Campuchia đang có sự phục hồi một cách đáng ngạc nhiên, do Chính phủ nước này đã kịp thời đưa ra các chính sách kích thích hợp lý.

Có thể kể đến việc Chính phủ cung cấp 20 triệu USD cho Ngân hàng phát triển nông thôn do Nhà nước quản lý để mua gạo chưa xay xát của nông dân nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu; nhằm hỗ trợ nông dân và phòng tránh hoạt động xuất lậu gạo sang các nước láng giềng; tăng cường cải cách hệ thống hải quan để giảm chi phí không chính thức của khu vực tư nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu; dành một triệu USD cho hoạt động cung cấp tín dụng nhỏ để giúp người dân địa phương tự tạo công ăn việc làm và dự định dỡ bỏ phí cấp thị thực để hỗ trợ ngành du lịch trong nước…

Gần 40 dự án đầu tư quy mô lớn, tổng trị giá hàng tỷ USD, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, du lịch và công nghiệp đã được phê duyệt, triển khai trong những tháng đầu năm, giúp nền kinh tế phát triển khả quan. Ngoài ra, chỉ riêng trong ngành công nghiệp dệt may, trong quý I/2009, đã có thêm 19 nhà máy may mới được khánh thành, đưa vào sản xuất, tạo thêm được trên 6.000 việc làm, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, “kéo” nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại trong 3 tháng gần đây.

Mặt khác, những khoản tiền hàng triệu USD được đầu tư cho các ngành sản xuất tại nước này cũng làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, mà rất nhiều nhà cung cấp chính là các doanh nghiệp Việt Nam.

Lựa chiều cho khéo

Trong khi một số thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đang “ốm yếu”, thì Campuchia thực sự là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp chịu khó “năng nhặt chặt bị”.

Các mặt hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao trong thời gian tới bao gồm: thực phẩm chế biến, thuốc bảo vệ thực vật, nhựa, cao su, điện máy...

Một gợi ý dành cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động tại đất nước Chùa Tháp là đẩy mạnh chương trình xúc tiến quảng cáo thông qua hai phương tiện chính là quảng cáo tấm lớn (pano) và đài truyền hình số của Campuchia (CTN - Cambodia Television Net).

Theo một doanh nhân đã từng ký hợp đồng với CTN, kinh phí thực hiện một chương trình trên CTN với thời lượng khoảng 180 phút ước tính sẽ mất khoảng 21.600 USD.

Với những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư và kinh doanh dài hơi, các chuyên gia của Bộ Công Thương cho rằng, nên xây dựng thêm hệ thống phân phối dọc biên giới hai nước tại Vĩnh Hưng (Long An), Tân Châu (Tây Ninh).

Riêng lĩnh vực thủy sản và nông sản, việc tìm kiếm địa điểm thích hợp để đầu tư nhà máy chế biến thủy sản, nông sản ở các tỉnh biên giới được coi là giải pháp khôn ngoan. “Các quy định thuế quan của Campuchia về hàng nhập khẩu cũng không quá phức tạp và có thể dễ dàng tìm hiểu ở Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)”, quan chức Vụ Thương mại đa biên “bật mí” thêm./.

(Theo Doanh Nhân)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Siêu thị trong nước sẽ bán hàng ở đâu?
  • Nghiên cứu đặc tính tiêu dùng tại EU
  • Thương mại Việt - Trung: xuất ít, nhập nhiều!
  • Những điểm đáng lưu ý trong xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm
  • Giải pháp nào cho thâm hụt cán cân thương mại?
  • Trung Quốc - thị trường trọng điểm của Việt Nam
  • “Mạt” vì hàng Trung Quốc giá rẻ
  • Giá sữa ngoại cao “ngất ngưởng” do quản lý?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo