Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đưa hàng về nông thôn: Không chỉ là bán dạo!

"Đưa hàng về nông thôn không phải là một chuyến bán dạo".
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn do Bộ Công Thương làm đầu mối triển khai đã phát huy hiệu quả tích cực, nhiều doanh nghiệp “sửng sốt” vì hàng hóa của họ tiêu thụ rất mạnh.

Đó là chia sẻ của ông Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương, với Vietnam+ bên lề buổi sơ kết 6 tháng hoạt động của bộ mới đây.

Thời gian qua, Bộ Công thương đã triển khai chính sách kích cầu nội địa hàng trong nước thông qua việc đưa hàng về nông thôn, xin ông đánh giá về hiệu quả của chính sách này?

Ông Võ Văn Quyền: Vừa qua chúng tôi có tổ chức các đợt bán hàng Việt về nông thôn ở một số tỉnh trọng điểm. Thực tế cho thấy nhu cầu ở đây là rất cao, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu như bát đũa, ấm chén, may mặc, mì tôm... còn các mặt hàng đắt tiền như đồ điện tử rất khó bán.

Tôi cho rằng chương trình này rất thành công. Đã có doanh nghiệp khá "sửng sốt" là tại sao hàng của doanh nghiệp mình lại bán được nhiều vậy, trong khi trước đây họ không hề biết tâm lý dùng hàng Việt và nhu cầu mua hàng ở nông thôn lại lớn như thế.

Qua bán thử họ mới nhận ra rằng, hóa ra hàng do công ty họ sản xuất bán rất tốt, thậm chí tốt hơn là bán ở siêu thị. Khảo sát ở tỉnh Bắc Giang cho thấy, những hàng hóa như đồ gia dụng, đồ tiêu dùng thiết yếu... bán rất chạy.

Tôi cho rằng, việc đưa hàng Việt về nông thôn là chương trình có ý nghĩa cấp thiết đồng thời mang tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa, góp phần loại bỏ hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng thấp cấp của nước ngoài tại thị trường nông thôn.

Chương trình này còn giúp các doanh nghiệp đinh hướng việc sản xuất gắn với nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng nông thôn, duy trì sự có mặt lâu dài của hàng Việt ở thị trường này.

Người tiêu dùng nói chung và ở nông thôn vẫn thường có tâm lý so sánh giá cả hàng trong nước sản xuất với hàng ngoại và cho rằng giá cả trong nước sản xuất còn quá cao. Vậy doanh nghiệp trong nước phải làm gì để cạnh tranh với hàng ngoại?

Ông Võ Văn Quyền: Điều này không quá đáng ngại, thậm chí có thể hi vọng qua chương trình này, giúp cho doanh nghiệp có cơ hội điều tra tâm lý, hành vi mua sắm, nhận thức của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng, kiểu dáng đối với nhóm hàng lương thực-thực phẩm, dệt may-da giày và đồ gia dụng. Từ đó, chúng ta sẽ giúp người tiêu dùng "nhận dạng" trở lại rằng, hàng Việt Nam cũng là rất tốt, rẻ.

Những lo ngại của người dân cho rằng, hàng hóa đưa về tiêu thụ tại các vùng nông thôn chủ yếu là hàng giá rẻ, kém chất lượng, lỗi mốt, hàng nhái hoặc đại hạ giá... đã không còn.

Theo tôi, mục tiêu của doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn bán chỉ là thứ yếu, quan trọng nhất là doanh nghiệp đã đọc được những tín hiệu người dân ứng xử với hàng hóa đó như thế nào, cái nào tốt, cái nào không tốt để điều chỉnh.

Sau chương trình này, theo đánh giá của ông, điều gì là quan trọng để doanh nghiệp có chỗ đứng lâu dài ở thị trường này?

Ông Võ Văn Quyền: Đây không phải là một chuyến bán dạo của doanh nghiệp. Đừng nghĩ bán được 1 tỷ đồng là doanh nghiệp thành công. Quan trọng là biết được thị trường đó phản ứng tích cực và tiêu cực như thế nào để từ đó có điều chỉnh về sau.

Chính việc làm đó làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, lôi cuốn người Việt Nam đến với hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Về hoạt động thúc đẩy bán hàng, Bộ đã kết nối hệ thống phân phối trên toàn quốc để tổ chức các sự kiện như Tuần bán hàng Việt, Tháng bán hàng Việt có thưởng... tạo thành một sự kiện chung có qui mô toàn quốc thay vì từng doanh nghiệp phải quảng cáo khuyến mại.

Xác định được những vấn đề đó, từ nay đến cuối năm 2009, chúng tôi sẽ xúc tiến bán các mặt hàng thế mạnh của doanh nghiệp, trong đó tập trung phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của người dân nông thôn.

Xin trân trọng cảm ơn ông./.

 

(Theo Đức Duy (Vietnam+)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Xuất khẩu biên mậu”
  • Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi quay lại thị trường nội địa
  • Hàng Việt có giữ được vị trí ở Campuchia?
  • Việt Nam có thể phải nhập năng lượng
  • Sai lầm trong chính sách gạo của Thái Lan
  • Xây dựng hệ thống rào chắn pháp lý đối với hàng nhập khẩu chất lượng kém
  • Tỏi Trung Quốc thâu tóm thị trường Việt Nam
  • Hải quan làm, doanh nghiệp chịu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo