Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải quan làm, doanh nghiệp chịu

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đều đang bị đề nghị truy thu thuế

 

Hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đều đang bị đề nghị truy thu thuế

Bộ Tài chính vừa bác đề nghị của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ xin được miễn thu thuế xuất khẩu (10%) do đã tính toán giá thành sản phẩm với mức thuế nhập khẩu nguyên liệu là 0%.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, quyết định này đã khiến họ - vốn đang khốn đốn do không xuất khẩu được hàng hóa, sản xuất ngừng trệ - nay càng thêm khốn đốn.

Đồng loạt kêu cứu

Trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu đang hết sức khó khăn, Giám đốc Công ty TNHH Nam Hải, ông Ninh Văn Tú “hết sức bất ngờ và choáng váng” khi nhận được thông báo của Hải quan Bình Dương yêu cầu công ty phải nộp truy thu thuế cho 10 tờ khai nhập khẩu gỗ (từ 23/4/2009 đến 14/7/2009) với số tiền lên tới hơn 108 tỷ đồng (số liệu được làm tròn).

Vấn đề là ở chỗ công ty này đã tính toán giá thành sản phẩm xuất bán trên cơ sở áp mức thuế nhập khẩu đã tính (0%) và được hải quan chấp nhận, nay phải truy nộp số tiền khổng lồ trên 108 tỷ đồng, doanh nghiệp không biết lấy từ đâu. Nếu không nộp doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, xem như ngừng hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cực chẳng đã, Công ty Nam Hải đành có đơn kiến nghị “kêu” lên  Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (sau đây viết tắt là Hiệp hội) và Bộ Tài chính.

Đây không phải tình cảnh của riêng Công ty Nam Hải mà hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ đều đang “mắc” phải .

0% hay 10%?

Từ đầu năm 2009 đến nay, đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu với mức thuế nhập khẩu MFN là 0%, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu hoặc do trong nước không tiêu thụ được nên các doanh nghiệp đã xuất khẩu trở lại với thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Bỗng dưng phải truy nộp số tiền thuế trên 108 tỷ đồng, doanh nghiệp không biết lấy từ đâu!

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, đối với gỗ xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước trước thời điểm có Quyết định 123/2008 phân biệt thuế xuất khẩu gỗ rừng trồng trong nước và gỗ tự nhiên thì thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước là 0%. Tuy nhiên, theo Quyết định 123/2008 (có hiệu lực từ 1/1/2009) thì không phân biệt gỗ rừng trồng với gỗ tự nhiên. Theo đó, mặt hàng gỗ xuất khẩu thuộc nhóm 44.03 và 44.07 có thuế suất xuất khẩu là 10% với gỗ đã cưa hoặc xẻ, bóc, bào, đánh giấy nháp... (gỗ nguyên liệu).

Lỗi tại hải quan?

Kiến nghị lên Bộ Tài chính, Hiệp hội và các doanh nghiệp gỗ không đồng tình với quyết định trên của cơ quan hải quan và cho rằng lý do việc doanh nghiệp kê khai và áp thuế suất thuế xuất khẩu gỗ rừng trồng ở mức 0% từ đầu năm tới nay là do Hải quan TP. HCM sử dụng Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2009 của Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn phát hành. Biểu thuế này có sai sót trong khâu in ấn về mức thuế suất mà cả doanh nghiệp lẫn cơ quan hải quan khi thực hiện đều không phát hiện ra. Chỉ đến khi rà soát, đối chiếu với Quyết định 123/2008 do Bộ Tài chính phát hành mới thấy có sự chênh lệch mức thuế (10%). Việc cơ quan hải quan ban hành các quyết định truy thu thuế xuất khẩu đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiệp hội và các  doanh nghiệp gỗ đề nghị không truy thu thuế xuất khẩu đối với các tờ khai hải quan xuất khẩu gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu từ ngày 1/1/2009 đến 31/7/2009 với lý do: cơ quan hải quan áp nhầm thuế suất thuế xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất đã tính giá bán với thuế suất 0%, từ trước Quyết định 123/2008 nêu trên thì gỗ rừng trồng có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Thừa nhận việc Hải quan TP. HCM đã sử dụng Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2009 của Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn phát hành bị in ấn sai mức thuế suất dẫn tới đã áp thuế suất thuế xuất khẩu  mặt hàng gỗ rừng trồng (gỗ xà cừ, gỗ tràm xẻ) là 0% thay vì mức 10% như quy định từ 1/1/2009, tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chỉ đề nghị Tổng cục Hải quan “chấn chỉnh lại việc làm thủ tục tại Cục Hải quan TP. HCM”. Trong khi đó, trên thực tế, từ thời điểm 1/1/2009 đến 31/7/2009 Bộ Tài chính đã ban hành 2 thông tư điều chỉnh thuế suất đối với mặt hàng gỗ nhưng Hải quan TP. HCM  vẫn không thực hiện theo các văn bản này, dẫn tới áp mức thuế xuất khẩu không đúng theo quy định.

Bất chấp lỗi từ phía cơ quan hải quan, song Bộ Tài chính vẫn cho rằng việc truy thu là đúng quy định và pháp lý, dù ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp.

Xin chưa bàn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng phải chịu mức thuế xuất khẩu 10% theo Quyết định 123/2008 là chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tham gia phát triển trồng rừng nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất chế biến, xuất khẩu. Ở đây mới chỉ đề cập đến việc cơ quan hải quan ra các quyết định truy thu thuế xuất khẩu đối với các lô hàng từ 1/1/2009 đến 31/7/2009 trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi nguyên nhân lại xuất phát từ sai sót của cơ quan hải quan. Với cách xử lý này, khó trách các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ không tâm phục, khẩu phục.

 

(Theo Nguyễn Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đường ngoại “dìm” đường nội: Cơ quan chức năng ở đâu?
  • Nhập siêu đang gia tăng sức ép
  • Xuất khẩu rau quả cần có chiến lược cụ thể
  • Việt Nam dự kiến nhập 61.000 tấn đường
  • Giải bài toán xuất khẩu: Điều chỉnh thuế suất, mở rộng thị trường
  • Nhà bán lẻ "tiến" về tỉnh lẻ
  • Năm 2010 sẽ có thêm 26 đặc sản được chỉ dẫn địa lý
  • Bến Tre không đủ bưởi da xanh để xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo