Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam có thể phải nhập năng lượng

Trong phiên họp của UBTVQH, ngày 14/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Việt Nam có thể chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng thành một nước nhập khẩu năng lượng trong giai đoạn 2010-2020 và mức độ phụ thuộc vào năng lượng ngày một tăng.

Một trong những nội dung phiên họp của UBTVQH, diễn ra ngày 14/9 là: Trong khi tại một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các Luật liên quan đến sử dụng và tiết kiệm năng lượng được ban hành cách đây hàng chục năm thì ở Việt Nam đến nay chưa có Luật này.Vì thế , việc ban hành tiết kiệm và hiệu quả năng lượng càng trở nên hết sức cấp bách.

Bộ trưởng Bộ Công Thương dự báo với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong vòng vài chục năm tới. Trong khi đó, do những giới hạn về công nghệ, tiềm lực tài chính, việc Việt Nam phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn. Nếu nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tiếp theo sẽ là một thách thức quá lớn.

Theo Bộ Công Thương, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp như sản xuất xi măng, thép, sành sứ, đông lạnh, hàng tiêu dùng có thể đạt trên 20%, lĩnh vực GTVT, xây dựng, dân dụng có thể đạt trên 30%.Hiện, cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia từ 1,5-1,7 lần.Để làm ra cùng một sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của Việt Nam phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5-1,7 lần so với các nước. Để điều chỉnh hành vi phía sử dụng năng lượng tại thời điểm hiện nay là cần thiết, kịp thời đáp ứng yêu cầu về quản lý và phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì cần xây dựng và ban hành Luật sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường cho biết, tại các phiên họp của thường trực Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường bàn về Luật này, một số ý kiến nhận xét nội dung của Luật khá chi tiết nhưng vẫn còn nhiều nội dung quy định ở dạng luật khung,có 18 điều khoản phải chờ hướng dẫn mới thực hiện được.Để Luật đi vào cuộc sống cần bổ sung, cụ thể hoá hơn nữa những quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân; quy trình và thủ tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó cần tham chiếu văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, để quy định cụ thể hơn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

(Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sai lầm trong chính sách gạo của Thái Lan
  • Xây dựng hệ thống rào chắn pháp lý đối với hàng nhập khẩu chất lượng kém
  • Tỏi Trung Quốc thâu tóm thị trường Việt Nam
  • Hải quan làm, doanh nghiệp chịu
  • Đường ngoại “dìm” đường nội: Cơ quan chức năng ở đâu?
  • Nhập siêu đang gia tăng sức ép
  • Xuất khẩu rau quả cần có chiến lược cụ thể
  • Việt Nam dự kiến nhập 61.000 tấn đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo