Các nhà bán lẻ hàng hiệu cao cấp tỏ ra khá lạc quan về triển vọng khai thác thị trường tại Trung Quốc, nhưng nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng, đừng “nhắm mắt làm liều” nên thận trọng xem xét việc mở rộng ở thị trường.
Theo báo cáo mới nhất về các thương hiệu cao cấp tại Trung Quốc, tốc độ thoát khỏi mây đen khủng hoảng tài chính toàn cầu của những người tiêu dùng giàu có tại Trung Quốc nhanh hơn so với những người giàu có tại các khu vực khác trên thế giới, nhưng đối với các thương hiệu phương Tây cao cấp, thì Trung Quốc vẫn không phải là thị trường đầy tiềm năng.
Nhìn một cách tổng quát, Trung Quốc là “thiên đường” cho ngành công nghiệp hàng cao cấp. Theo dự đoán nghiên cứu mới nhất của Công ty tư vấn Bain & Company, năm 2010, doanh thu của ngành hàng cao cấp Trung Quốc tăng 15% so với năm ngoái, đây là động lực chính cho sức tăng trưởng 4% doanh thu mặt hàng này trên toàn cầu.
Cùng với sự cạnh tranh của thị trường Trung Quốc ngày càng mạnh, một số nhà cung cấp sản phẩm “ưu tú” này cũng đạt được những bước tiến so với nhà kinh doanh sản phẩm thông thường.
Tuy nhiên, ông Nick Debnam, đối tác phòng thị trường người tiêu dùng của Công ty tư vấn, thuế và kiểm toán KPMG LLP, Hồng Kông lại cho rằng, mọi người cứ nghĩ rằng, Trung Quốc chính là thiên đường của các thương hiệu cao cấp, nhất định phải đi Trung Quốc kiếm tiền. Nhưng, nhiều công ty kinh doanh hàng hiệu cao cấp tại Trung Quốc lại chịu cảnh thua lỗ nặng nề.
Điều tra của Công ty tư vấn, thuế và kiểm toán KPMG tiến hành với người tiêu dùng giàu có của Trung Quốc cho thấy, 3/4 người được phỏng vấn đều cho rằng, khủng hoảng tài chính hầu như không ảnh hưởng tới họ, gần một nửa số người được hỏi lại nói rằng, họ dự đoán chi tiêu cho hàng hiệu xa xỉ sẽ không thay đổi. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đã nhận thức ngày càng rõ các thương hiệu nổi tiếng. Theo điều tra của Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), về lĩnh vực hóa mỹ phẩm, tỷ lệ người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao cho các thương hiệu nước ngoài đã giảm từ 33% năm 2004 xuống còn 20% ở thời điểm hiện nay.
Kết quả điều tra cùng đã ủng hộ nội dung báo cáo của Công ty tư vấn Bain & Co. Công ty này cho rằng, năm ngoái, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành thị trường hàng xa xỉ lớn thứ hai sau Nhật Bản.
Ngoài ra, do sự trỗi dậy của các thương hiệu nội địa, sức cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực đang chuyển đổi mạnh mẽ, hóa mỹ phẩm là một ví dụ điển hình. Ông Fflur Roberts – Giám đốc nghiên cứu thị trường của Euromonitor International cho biết, trong tương lai, các công ty nước ngoài cần “noi theo” cách làm của Tập đoàn thời trang Hermes và Chanel, sản xuất sản phẩm phù hợp hơn với thị trường Trung Quốc, như thế mới có thể thành công.
Bên cạnh đó, sự gia tăng số lượng tỷ phú cá nhân của Trung Quốc cũng không phải là nhân tố để nhà cung ứng hàng cao cấp có thể dễ dàng “bòn rút” tiền của họ bởi người Trung Quốc thích để tiền “nhàn rỗi” chứ không phải dùng tiền “mua vui”. Tình hình này cũng khiến công ty kinh doanh hàng cao cấp tỏ ra khá lo ngại. Do đó, theo ông Nick Debnam của Công ty KPMG, những người không quá lạc quan vào thị trường hàng hiệu cao cấp xa xỉ của Trung Quốc mới là những người khôn ngoan, sáng suốt.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com