Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gắn kết nhà sản xuất, cung ứng với doanh nghiệp thương mại

Sáng nay, ngày 10-10, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch hàng nông sản, thực phẩm giữa các nhà cung ứng, sản xuất các tỉnh thành phía Bắc với doanh nghiệp thương mại Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam.

26 doanh nghiệp, nhà sản xuất lớn tại các tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn và 61 doanh nghiệp sản xuất, phân phối của Hà Nội đã tham gia phiên giao dịch. Các sản phẩm trưng bày là thực phẩm đông lạnh, thủy hải sản đông lạnh, thực phẩm chế biến, nông lâm sản, rau củ quả, rượu, mật ong, gạo… có chất lượng cao.

Ngay tại phiên giao dịch, nhiều thỏa thuận giữa các đơn vị sản xuất, cung ứng của các tỉnh và các siêu thị, trung tâm thương mại Hà Nội được thực hiện để đưa hàng nông sản, thực phẩm vào kinh doanh tại hệ thống siêu thị Hà Nội. Phiên giao dịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối của Hà Nội khai thác nguồn hàng, góp phần bảo đảm cung cầu, bình ổn giá cả thị trường; giúp cho doanh nghiệp các tỉnh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của mình tại thị trường Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Quang, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Chúng tôi hy vọng qua phiên giao dịch lần này, các sản phẩm thế mạnh của Lạng Sơn như hoa hồi, rượu mẫu sơn, lạc vừng… sẽ có mặt tại hệ thống siêu thị ở Hà Nội”.

Ông Nguyễn Công Hoan, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên cũng mong muốn có sự kết nối lâu dài với các doanh nghiệp thương mại Hà Nội.

Các doanh nghiệp thương mại Hà Nội cũng bày tỏ cần hợp tác với các tỉnh để mua rau quả an toàn, thủy hải sản và mong muốn các tỉnh giới thiệu những đơn vị, cá nhân có năng lực cung ứng lượng hàng lớn với chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp.

Đây là phiên giao dịch thường niên do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức.

Theo TTXVN

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Từ 15/12/2009 sẽ áp dụng kinh doanh xăng dầu theo quy định mới
  • Chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi: Giải pháp cân đối cung cầu
  • Mở rộng thị trường cho xuất khẩu nông lâm thuỷ sản
  • Dự báo thị trường lúa gạo cuối năm
  • Phối hợp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
  • Lại bức xúc chuyện điều hành xuất khẩu gạo
  • Trong cái khó... có thành công
  • Vì sao giá gạo VN rẻ nhất thế giới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo