Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cả leo thang: "Trăm dâu" đổ đầu... tỉ giá!

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, áp tết, giá cả các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm cứ "nhích giá" hàng ngày. Năm nay, bất chấp nỗ lực của các siêu thị tung ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kéo giá cả giảm xuống thì tại các chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, các chợ cóc, chợ tạm..., không ít hàng hoá thiết yếu như gạo, đường, sữa, bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát... vẫn duy trì điệp khúc tăng giá.

Lý do họ đưa ra dường như chẳng mấy liên quan trực tiếp: Giá xăng dầu tăng và... tỉ giá USD có nhiều biến động!

"Nội, ngoại" đều tăng

Ra chợ, từ mớ rau cho đến chai nước mắm, người mua đều nhận được những thông tin từ phía các tiểu thương là hôm nay hàng tăng giá "nhẹ". Tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội), giá dầu ăn Simply 1lít tăng từ 32.000đ - 35.000đ/chai với lý do rất quen thuộc là do xăng tăng giá, cước vận chuyển theo đó tăng lên.

Một tiểu thương tên Hoa tại đây cho hay: "Nếu em mua hôm qua thì chị vẫn còn hàng từ tháng trước giá vẫn nguyên. Từ hôm nay, tất cả các đại lý nhập hàng đều báo tăng giá, đặc biệt là dầu ăn, nước mắm". Đảo qua các cửa hàng, giá các loại rau củ quả hầu hết đều tăng từ 1.000 - 2.000đ/kg.

Không chỉ các thực phẩm tươi sống, nhiều mặt hàng bánh kẹo, đồ uống và đồ gia dụng nhập ngoại tại các siêu thị cũng rục rịch tăng theo. Siêu thị Fivimart vừa đồng loạt tăng một số mặt hàng bánh kẹo, rượu (đặc biệt là rượu vang) nhập khẩu lên trên 10%. Theo bà Vũ Thị Hậu - Phó GĐ Cty CP Nhật Nam - hệ thống siêu thị Fivimart, hiện nhiều nhà cung cấp đã tung các báo giá mới đề nghị tăng giá do giá đường thế giới và tỉ giá USD tăng. Siêu thị đành chấp nhận nhập hàng để đảm bảo nguồn cung dự trữ cho Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, tại các đại lý sữa lớn, duy chỉ có các sản phẩm sữa Vinamilk tăng giá 6%, còn lại hầu hết các mặt hàng sữa ngoại hầu như không biến động nhiều, thậm chí còn... giảm.

Nhấp nhổm tăng giá

Tại TPHCM, theo Chi cục Quản lý thị trường TP, trong vài ngày qua, giá vàng đã giảm nhiều so với tuần trước, hơn 1 triệu đồng/lượng. Song song đó, tỉ giá USD tại ngân hàng cũng như giá thỏa thuận trên thị trường tự do đã giảm 8-10 đồng so với tuần trước. Thế nhưng, một số mặt hàng trên thị trường lại có chiều hướng tăng giá, nhất là các mặt hàng nông sản - thực phẩm. Từ đầu tháng 12, giá gạo bán lẻ tại TPHCM đã tăng thêm 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước.

Bước sang tuần này, khảo sát tình hình tại các chợ cho thấy, hầu hết các loại gạo thơm đều tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 11. Các tiểu thương kinh doanh gạo tại chợ Bà Chiểu còn cho biết giá gạo lấy về đã nhích lên 1.000 - 1.500 đồng/kg.

Cùng với gạo, đường đang là mặt hàng nóng hiện nay bởi giá liên tục tăng. Hiện giá đường đang được bán tại TPHCM dao động từ 17.800 - 18.200 đồng/kg tùy nhãn hiệu. Ông Phan Văn Thiện - Phó TGĐ Cty bánh kẹo Bibica cho biết: "Bình quân, Cty tiêu thụ hơn 300 tấn đường/tháng, mùa cao điểm như hiện nay, lượng nguyên liệu đường sử dụng sẽ tăng thêm. Thế nhưng tình trạng giá đường tăng như hiện nay ảnh hưởng nhiều đến thị trường bánh kẹo. Tỉ lệ sử dụng đường trong bánh kẹo chiếm khoảng 30% nên giá đường tăng, chắc chắn các loại bánh kẹo sẽ tăng thêm khoảng 5%".

Giá nguyên liệu sữa và đường tăng mạnh từ tháng 10 đến nay cùng với biến động của tỉ giá USD/VND vừa qua, khiến nhiều hãng sữa quyết định điều chỉnh giá bán lên 6-15%. Cty sữa Vinamilk đã điều chỉnh giá sữa bột và sữa đặc lên 6% sau 2 năm không thay đổi giá bán, riêng sữa nước vẫn giữ giá như cũ. Nhiều hãng sữa khác thông báo sẽ duy trì mức giá ổn định cho tới hết năm 2009 và dự kiến năm sau các hãng sữa sẽ đồng loạt tăng giá.

Bà Phan Thị Ngọc Châu, phòng Tiếp thị hệ thống Saigon Coop cho biết thêm, giá cả một số nhóm hàng nhập khẩu như bánh kẹo, rượu, bơ, phô mai... tăng từ 5 - 15% do sự biến động của tỉ giá USD. Bên cạnh đó, các mặt hàng dầu ăn, nước giải khát, hóa mỹ phẩm cũng đã tăng giá từ 5 - 10% so với tháng trước.

DN đầu mối, siêu thị "kéo" giá xuống


Việc các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước trên thị trường tự do vào thời điểm cận kề cuối năm là dễ hiểu, bởi theo lý giải chung của hầu hết DN và tiểu thương thì giá tăng là do tác động của xăng tăng, nguyên liệu cũng tăng (như đường) và sức mua ngày càng lớn.

Tuy nhiên, thực tế là các siêu thị lớn vẫn nỗ lực để không tăng giá hàng hoá trước các tác động trên. Về điều này, ông Nguyễn Thái Dũng - Phó GĐ Siêu thị BigC (Hà Nội) khẳng định: "Tuy hiện tại siêu thị nhận được lác đác các đề nghị tăng giá hàng hoá của một số DN từ 3 - 5% song chúng tôi vẫn nỗ lực đàm phán để mức giá không thay đổi nhiều. Sản phẩm trong nước tại siêu thị chiếm đến 95%, chỉ một lượng ít nhập khẩu nên hiện tại siêu thị chưa hề tăng giá bán bất cứ mặt hàng nào".

Ông Dũng cũng cho hay hiện tại đã nhập đến 70% hàng hoá phục vụ Tết với giá không đổi, đảm bảo không xảy ra tình trạng giá tăng trong đợt sắm tết. Thậm chí, chính siêu thị này còn nhận được cam kết của nhà cung cấp với khoảng 1.500 mặt hàng (thực phẩm, đồ uống) sẽ giảm giá từ 10 - 30% từ đây đến tết. Hệ thống Fivimart cũng khẳng định dù có tăng giá một số mặt hàng song sẽ tăng trong tỉ lệ cho phép.

Tại TPHCM, UBND TP vừa chỉ đạo các sở - ngành kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tham gia bình ổn giá phải đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa phục vụ NTD dịp Tết Nguyên đán với giá bán thấp hơn giá thị trường 10%. Chi cục QLTT và các đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm việc bán hàng không niêm yết giá, bán quá giá, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đặc biệt là khác với các năm trước, năm nay các siêu thị trong và ngoài nước đang nỗ lực kéo giá thị trường khỏi làn sóng tăng giá cuối năm. Ngày 10.12, nhà phân phối sỉ Metro Cash & Cary đã khởi động chương trình kích thích DN nội địa, giúp khách hàng - những người kinh doanh có "bước chạy trước" mùa kinh doanh cuối năm bằng cách tung ra chương trình giảm giá từ 10-50% cho hàng trăm sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm dù giá bán sản phẩm vốn đã là giá sỉ.
 
Trong số này có 24 mặt hàng được xem là mặt hàng bán chạy nhất được giảm giá với tỉ lệ 50%. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc quan hệ công chúng hệ thống Big C cho biết, từ nay đến cuối năm, Big C tung ra đợt giảm giá 800 mặt hàng thực phẩm, hàng gia dụng, điện - điện tử, hóa mỹ phẩm với mức giảm từ 10-50%. Hệ thống siêu thị Coop mart cho biết Saigon Co.op được hỗ trợ vay hơn 100 tỉ đồng không tính lãi suất để thực hiện bình ổn giá Tết.

Saigon Co.op đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hoá đảm bảo đủ để cung cấp cho nhu cầu mua sắm tăng cao của NTD với mức giá tốt nhất, thấp hơn 10% so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường khi có biến động. Ngoài những mặt hàng tham gia bình ổn giá, hệ thống Co.opMart thực hiện giảm giá các mặt hàng may mặc, hàng tiêu dùng, gia dụng với mức giá giảm lên đến 50%.

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hạn chế nhập siêu chỉ là giải pháp tình thế
  • Xăng dầu khó giảm giá thời điểm này
  • Gia tăng cơ hội, mở rộng giao thương
  • Thị trường mới nổi với tiềm lực thương mại khổng lồ
  • Lòng tin người tiêu dùng toàn cầu đã phục hồi
  • Xuất khẩu tăng trưởng âm
  • Kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt thấp: Vì sao?
  • Kinh doanh hàng ngoại nhập: Vừa bán hàng vừa ngóng giá USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo