Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cả liên thông với nhu cầu từ Trung Quốc

Thị trường Việt Nam từng chứng kiến những cơn sốt giá ở từng mặt hàng mỗi khi Trung Quốc ăn hàng mạnh. Thời gian gần đây, chuyện này diễn ra ở hàng loạt mặt hàng, nhất là nông sản, thực phẩm.

Năm nay, dừa trái sốt giá do được thu gom xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc. Ảnh: Lê Quang Nhật

Từ đầu năm đến nay, dừa nạo đã tăng giá gần gấp ba, từ 12.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg. Giá dừa nguyên liệu cao đã đẩy giá nước cốt dừa dùng làm nguyên liệu trong chế biến kem, bánh kẹo và một số loại thực phẩm từ mức 22 triệu đồng/tấn ở quý 2 lên mức 33 triệu đồng/tấn vào quý 4 này.

Từ dừa trái đến heo hơi, tôm cá

Bà Nguyệt, một đầu mối thu mua dừa cung cấp cho người bán sỉ và cơ sở sản xuất ở TP.HCM, cho biết sở dĩ giá dừa tăng “nóng” và có hiện tượng khan hàng vì thị trường Trung Quốc đang hút hàng. “Tuy giá dừa xuất sang Trung Quốc chỉ dao động 100.000 – 110.000 đồng/chục (12 trái) – bằng với giá bán nội địa, nhưng trọng lượng trái không yêu cầu phải 1kg trở lên mà chỉ cần từ 700g là đạt yêu cầu. Khách hàng đặt mỗi chuyến vài trăm thiên (ngàn trái) nên các đầu mối thu mua tận lực gom hàng”, bà Nguyệt nói.

Từ đầu tháng 11.2010, giá heo hơi trên địa bàn cả nước cũng đột ngột tăng mạnh. Điều đáng nói là giá heo tăng ngay giữa thời điểm sức mua thị trường nội địa vẫn chưa cải thiện sau đợt dịch cúm tai xanh kéo dài suốt ba, bốn tháng trước đó. Đến ngày 21.11, giá heo tại các tỉnh phía Nam lên 38.000 đồng/kg, còn phía Bắc là 42.000 đồng. Nguyên nhân tăng giá, chủ yếu là do có sự thu gom xuất sang Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác nhận mỗi ngày có vài trăm xe tải, mỗi xe từ 100 con heo trở lên chở ra các cửa khẩu để bán sang Trung Quốc. Theo điều tra của ông Trần Văn Hạc, giám đốc kinh doanh công ty C.P, hiện nay giá heo hơi tại Trung Quốc đang cao hơn 5.000 – 6.000 đồng/kg so với Việt Nam.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh miền Trung tăng trên 74% và đối tượng mua được nhiều sản lượng nhất là thương nhân Trung Quốc. “Họ trả giá mỗi ký tôm loại 100 con/kg tại đầm lên tới 75.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với mặt bằng giá xuất khẩu hiện nay”, ông Trần Văn Lĩnh, giám đốc công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Thuận Phước, Đà Nẵng thốt lên như vậy.

Ông Lĩnh còn cho hay, tại các cảng cá ở Đà Nẵng, người ta còn thấy xuất hiện nhiều người đàn ông cao to, mặc quần lửng, áo cộc, nói tiếng Hoa, thu gom tất cả các loại hải sản, sau đó thuê các xí nghiệp đông lạnh sơ chế qua loa, rồi ướp đá, dùng xe tải chở ngược về Trung Quốc. Giá cá vì thế đã tăng 10 – 15% so với trước.

Giá cả thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh

Chỉ số tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái với mức tăng cao ở lĩnh vực lương thực, thực phẩm tới 10,1% và chỉ riêng giá rau tươi tháng 10.2010 tăng 5,3%.

K.D (theo cục Thống kê quốc gia Trung Quốc)

Thượng vàng hạ cám đều bị mua

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, giá gạo trên thị trường cũng có điều chỉnh khi tăng liền 10 – 15% so với một tháng trước đó. Chưa biết con số 500.000 tấn gạo được thương nhân Trung Quốc thu mua, và là nguyên nhân đẩy giá lúa gạo nội địa tăng cao mà hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố đúng sai thế nào, nhưng rõ ràng, tâm lý thị trường bị xáo trộn khá nhiều khi thông tin này được đưa ra.

Ngay cả mặt hàng thứ yếu như hạt sen, gừng, mít… cũng đang được thu gom sang Trung Quốc. Năm ngoái, các lò sản xuất bánh mứt chỉ phải bỏ ra 80.000 đồng là có thể mua 1kg hạt sen, nhưng năm nay nhờ có sức cầu từ Trung Quốc, giá đẩy lên 190.000 đồng/kg. Giá tăng gấp đôi mà các nhà cung cấp không có hàng bán cho chợ cũng như các cơ sở sản xuất bánh mứt. Bà Phạm Ngọc Thuý, chủ cơ sở sản xuất bánh mứt Thành Long cho biết: “Do ảnh hưởng bởi thời tiết, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều bị thất mùa. Trung Quốc cùng ăn tết Nguyên đán như Việt Nam, nên cách đây hai tháng họ đã nhanh chân đẩy giá để gom sạch nguyên liệu. Nhà sản xuất trong nước ỷ lại nguồn nguyên liệu có sẵn, không gom, không trữ nên bây giờ lâm vào tình trạng giá bị đội gấp đôi, mà không có để làm hàng”.

Cần nắm rõ thông tin

Tiến Sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, mối quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, nhất là các nhóm lương thực, thực phẩm giữa Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra từ trước đến nay. Gần đây, hai nước còn đưa ra nhiều chính sách cởi mở, nhằm tạo điều kiện giao dịch thông thương hàng hoá ở cửa khẩu giáp ranh và việc xuất hiện tình trạng hàng hoá nông sản như gạo, heo, thuỷ sản… được thu gom xuất sang Trung Quốc với giá cao là hoàn toàn bình thường trong quan hệ thương mại.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì các mặt hàng nông sản không thể tách rời thế giới. Việc chúng ta có nhiều mặt hàng chiếm lợi thế thì cần tận dụng cơ hội lúc thế giới hay Trung Quốc có nhu cầu, giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn lại, các bộ ngành quản lý phải nắm được thông tin, kiểm soát mặt hàng nào đang được xuất đi, với số lượng là bao nhiêu để cân đối sao cho tránh gây tác động đến thị trường…

 

(Theo Hoàng Bảy – Bích Thuỷ/sgtt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc: Ứng biến với thay đổi cách mua của thương nhân Trung Quốc
  • Bình ổn thị trường nhìn từ giá đường
  • Chưa khai thác tốt thị trường Hàn Quốc
  • Phân bón 'ăn lãi' của nông dân
  • Từ cá rô đầu vuông đến dừa trái xuất khẩu sang Trung Quốc:Cơ hội thị trường và thách thức dài hạn
  • Gạo, thịt, đường, đậu... và áp lực từ lực cầu Trung Quốc
  • Xuất, nhập khẩu 2011 dự báo tăng hơn 10%
  • Xu hướng và thị trường bán lẻ 2011:Thay đổi ở phân khúc thị trường dành cho giới trẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo