Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cả tăng... vù vù

Dù chương trình bình ổn giá dịp cuối năm có sự góp mặt của 8 mặt hàng thiết yếu nhưng giá cả ở các siêu thị, chợ tại TP HCM vẫn tăng vù vù. Còn thị trường Hà Nội, đã qua các ngày Đại lễ nhưng giá vẫn bám trụ ở mức cao.

Những tưởng giá tiêu dùng tháng 9 đã “tăng hết cỡ” do là tháng mua sắm cho học sinh đến trường. Nhưng giữa tháng 10, giá cả lại tiếp tục tăng. Mức tăng phổ biến từ 10 đến 15%.

TP HCM: Nỗi lo giá gạo

Mặt hàng có giá “nóng” nhất ở TP HCM hiện lại là gạo. Một số đại lý gạo tại quận Tân Bình, Bình Thạnh báo giá mỗi kg gạo tẻ tăng 3.000 - 10.000 đồng. Theo giá niêm yết của đại lý gạo Bình Minh, đường Nguyễn Duy (quận Bình Thạnh) bán lẻ đến người tiêu dùng gạo Tài nguyên sữa (loại 1) là 15.000 đồng một kg, tăng 3.000 đồng so với cuối tháng 9; gạo thơm Thái 27.000 đồng một kg, tăng 7.000 đồng; gạo Nàng thơm chợ đào 28.000 đồng, tăng 8.000 đồng một kg… Các loại nếp tăng cao hơn. Nếp nhập từ Thái Lan 30.500 đồng một kg (tăng 8.500 đồng); nếp thơm 60.000 đồng một kg (tăng 12.000 đồng). Chị Nguyễn Thị Nhung, chủ cửa hàng gạo Nhung Lâm (đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp), than: “Chúng tôi chẳng đặng đừng tăng giá bán, chỉ vì giá mua vào quá cao”. 

Tăng cùng gạo là nông sản, rau củ quả và thực phẩm. Giá rau, củ trung bình tại chợ phường 18 (quận Tân Phú) tăng từ 10 đến 15%, cá biệt có loại tăng hơn 30% như rau dền từ 2.000 đồng lên 3.000 - 4.000 đồng một bó; cà chua 8.000 đồng lên 12.000 đồng một kg. Những loại bông cải trắng, bông cải xanh tăng từ 8.000 đến 10.000 đồng một kg lên 25.000 đồng; rau thơm, rau mùi tăng chóng mặt lên 70.000 đồng một kg (trước đó khoảng 30.000 đồng). Các loại cá, thịt cũng “nhảy” khoảng 5.000 -10.000 đồng mỗi kg.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, thực tế, giá rau, củ tại chợ này tăng không đáng kể, do sức mua không tăng. Nhưng giá tại các chợ lẻ tăng, do người bán tự nâng giá và “cộng các khoản phí”. Riêng giá gạo, ban quản lý các chợ Vườn Chuối, Nguyễn Văn Hai, Bà Chiểu đều xác nhận tăng mạnh.

Hà Nội: Giá vẫn bám trụ ở mức cao


Sáng 11/10, giá thực phẩm tại các chợ Hà Nội vẫn “bám” mức giá đã bị đẩy lên cao trong dịp Đại lễ. Tại chợ Thái Thịnh (quận Đống Đa), dưa chuột vẫn được bán với giá 10.000 đồng một kg (trước lễ 8.000 đồng), cải ngồng, cà chua 15.000 đồng một kg... Các loại thịt, cá cũng bị giữ nguyên mức giá chót vót: thịt bò 150.000 đồng một kg, thịt lợn ba chỉ 65.000 đồng, tôm sú loại bé 180.000 đồng...

Theo chị Tuyết, tiểu thương chợ Thái Thịnh, lượng cung hàng đã phong phú hơn rất nhiều, không còn khan hiếm như dịp Đại Lễ, do các xe vận chuyển được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, giá cả hầu như chưa giảm, chỉ có một, hai loại rau giảm nhưng không đáng kể. Theo tính toán của chị Tuyết, từ ngày 1/10 tới nay, hàng thực phẩm tươi sống đã tăng giá khoảng 10 – 15% so với bình thường. “Khoảng 2-3 ngày nữa, rau, thịt, cá mới quay lại được giá trước Đại lễ. Nhưng mức đó sẽ chỉ ổn định trong thời gian ngắn, rồi sẽ lại nhỉnh giá tiếp”, chị Tuyết dự báo.

Hàng bình ổn… “kén” khách


Đáng chú ý là hàng “bình ổn” trong Chương trình bình ổn thị trường 2010 và Tết Tân Mão 2011 của TP HCM, vẫn không “hút” khách. Khảo sát tại một số điểm bán hàng bình ổn giá, thì các điểm này khá vắng khách. Như điểm bán hàng của Co.op Mart tại đường Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP HCM), chị Trần Thị Mai Linh, một khách mua hàng, nhận xét: “Giá thì vừa lòng mà sự chọn lựa thì không được vừa lòng”. Nguyên nhân là chương trình bình ổn ở đây, gạo tẻ chỉ có hai sự lựa chọn: gạo tẻ thường và gạo tẻ thơm (giá 8.500 đồng và 16.300 đồng một kg). Thịt gia súc cũng chỉ có thịt heo ba rọi, thịt heo đùi hoặc thịt bò thăn, thịt bò đùi…

Có quá ít sự lựa chọn và giá cả cũng không “chênh thị trường bao nhiêu”, đã khiến nhiều người ngại đến các điểm bình ổn giá. “Nếu vào siêu thị, chọn được món hàng nào “bình ổn giá”, thì tôi lấy luôn, chứ không đến các điểm bán hàng bình ổn riêng lẻ để mua”, chị Phan Thị Thùy Dương (quận Tân Phú, TP HCM), cho biết. Cũng theo chị Dương, thịt heo ba rọi, giá bình ổn cũng đến 70.000 đồng một kg, mua ở chợ cũng “tương đương”, nên chị không chọn các điểm “bình ổn giá” là do vậy.

( Báo Đất Việt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Chủ động khai thác tốt thị trường EU
  • Hàn là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam
  • “Sống chung” với nhập siêu
  • Tìm cơ hội từ giảm thuế
  • Đau đầu với nhập siêu
  • Chương trình bình ổn giá tại TPHCM: Điều tiết thị trường
  • Đẩy lùi nhập siêu, xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng
  • Mỗi tháng nhập siêu gần 1 tỉ đô la Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo