Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), từ đầu tháng 3 đến nay, giá thóc gạo ở miền Bắc ổn định nhưng giảm nhẹ tại miền Nam. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống đã giảm giá sau khi tăng mạnh vào dịp trước, trong và sau Tết. Một số mặt hàng có xu hướng tăng giá như: thép, gas, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xi măng với mức tăng từ 2-4%...
Thực phẩm sẽ không tăng giá trong thời gian tới. Ảnh: Bảo Lâm
Cục Quản lý giá dự báo, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới đã bắt đầu vụ thu hoạch mới, khiến nguồn cung trên thị trường tăng, vì vậy, giá gạo sẽ có xu hướng giảm trên thị trường thế giới.
Tại thị trường trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã cam kết chỉ đạo các doanh nghiệp mua dự trữ 1 triệu tấn gạo cho nông dân nên giá lúa trên thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nhích lên từ 200-300 đồng/kg. Giá thực phẩm tươi sống, đường ăn, thức ăn chăn nuôi sẽ ổn định hơn. Riêng giá xi măng có thể tăng nhẹ, do nhu cầu xây dựng đang tăng cao kèm theo chi phí về điện tăng. Mặt hàng xăng, dầu cũng có thể tiếp tục điều chỉnh tăng nhẹ trong tháng 4-2010 do thị trường thế giới đang có những diễn biến bất thường.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã đưa ra dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tiếp tục tăng từ 3,5-5% và ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trong năm 2013.
Gần đây, nhiều lô hàng chè của Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu EU đã bị trả về do phát hiện có chứa các chất Acetamiprid và Imidacloprid. Đây là 2 chất thuộc danh mục 02, theo lộ trình sẽ bị đưa ra khỏi danh mục vào tháng 2/2015.
Trong khi các nền kinh tế lớn ở châu Âu bao gồm cả Đức, Pháp và Italy đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung euro, kinh tế Thụy Sĩ trong năm qua vẫn phát triển với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2012 đạt khoảng 422 tỷ USD.
Dẫn nguồn thông tin Thuongmai Viet Nam được biết, năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm thuốc tim mạch vào nước ta tăng khá mạnh, đạt trên 93,4 triệu USD, tăng 31,8% so năm 2008
Ban hành hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... hàng loạt biện pháp “trị” nhập siêu đang được Bộ Công thương đốc thúc triển khai thực hiện trong quý I. Tuy nhiên, nhập siêu đầu năm vẫn có xu hướng nhích lên, ngược với diễn biến cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Hà Nội tăng nhẹ ở mức 0,75% so với tháng 2, tăng 4,72% so với tháng 12 năm 2009, đưa CPI quý I của thành phố tăng 9,58%.
Dịp tết vừa qua, giá cả ở TP.HCM đã tăng thấp hơn các địa phương khác. Đây không đơn giản là câu chuyện “đắt đồng, rẻ chợ”, mà là một chuyển biến tích cực của thị trường.
Ngày 12-3, tại TPHCM, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (HHPBVN) tổ chức cuộc họp về tình hình phân bón phục vụ sản xuất năm 2010. Theo nhận định, phân bón cho vụ hè thu tới nhiều chủng loại cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Lượng urê sản xuất và nhập khẩu đến hết tháng 4 là 661.000 tấn, DAP 128.000 tấn, SA 150.000 tấn, kali 190.000 tấn, NPK 1,3 triệu tấn… Nhưng diễn biến thị trường phân bón đầy phức tạp.
Ngày 15/3, Tổng cục Thống kê sẽ chốt số liệu điều tra để tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng cuối quý 1/2010. Một nguồn tin từ cơ quan này cho VnEconomy biết, CPI tháng 3 có thể tăng dưới 1%.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, năm 2010 xuất khẩu thủy sản sẽ đạt khoảng 4,5-4,7 tỷ USD, nhưng dự báo khác lại cho rằng con số trên là hơi lạc quan.
Giá phôi thép và thép phế trên thị trường thế giới tăng liên tiếp trong thời gian qua cùng với việc tăng giá xăng dầu, điện, than... từ đầu tháng 3 đã khiến giá bán thép xây dựng trong nước tăng thêm 250 nghìn đồng/tấn đối với thép cuộn và tăng 150 nghìn đồng/tấn đối với thép cây.