Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu chuyện khác về “đắt đồng, rẻ chợ”

Quả trứng ở TP.HCM từ trại chăn nuôi ra chợ rẻ hơn quả trứng ở Hà Nội nhờ hệ thống bán lẻ dày đặc. Ảnh: LHT

Dịp tết vừa qua, giá cả ở TP.HCM đã tăng thấp hơn các địa phương khác. Đây không đơn giản là câu chuyện “đắt đồng, rẻ chợ”, mà là một chuyển biến tích cực của thị trường.

Đầu năm 2002, công ty Metro Cash & Carry Vietnam tham gia vào thị trường phân phối tại Việt Nam. Thời điểm đó, “công nghệ” bán hàng của Metro đã khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực… Họ tổ chức nguồn hàng từ gốc sản xuất, đàm phán lấy hàng với giá rẻ nhất, và sản phẩm phải đúng tiêu chuẩn như hợp đồng. Một công nghệ cung ứng hàng hoá chuyên nghiệp đã giúp hàng hoá của Metro trở nên rẻ hơn. Hàng hoá xuất xứ rõ ràng, nhưng giá lại rẻ.

Bộ lọc thị trường

Tám năm trôi qua, Metro không còn là hiện tượng cá biệt. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá theo quy trình từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm bán ra cuối cùng đã được nhiều đơn vị thực hiện. Bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất tự tổ chức phân phối, và cả các siêu thị. Tiến trình này hình thành cùng quá trình hội nhập, vừa là nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, vừa là đơn đặt hàng do người tiêu dùng trong nước đưa ra cho doanh nghiệp.

Sự xuất hiện của các kênh phân phối hiện đại khiến cho người kinh doanh ở chợ phải nghĩ thêm về chuyện cắt giảm chi phí, tìm nguồn hàng giá cạnh tranh. Vì vậy, mà trong hai năm qua, tăng trưởng doanh thu của siêu thị tuy có tăng nhưng không bằng mức tăng của kênh truyền thống, theo kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện. Điều này khiến cho hàng hoá như dòng nước len lỏi tìm các dòng kênh có chi phí cạnh tranh hơn để tới tay người tiêu dùng.

Nguồn hàng đến được với người mua dễ dàng và nhanh. Không thiếu hàng cục bộ nên khó tăng giá. Người tiêu dùng TP.HCM ngồi ở nhà, chỉ với 200.000 đồng là có thể đặt hàng giao tận nhà với mức giá mà mình biết trước là ổn định. Hầu hết các hệ thống siêu thị lớn – được xem là kênh phân phối hiện đại thường hình thành trước ở TP.HCM rồi mới lan toả đi các tỉnh như Metro, Co.opmart, Citimart, Vinatexmart, Big C, Maximark, Lotte Mart, Nguyễn Kim, Chợ Lớn... Trong đó, Co.opmart, Nguyễn Kim nằm trong top 500 nhà bán lẻ xuất sắc do tạp chí Retails Asia Pacific bình chọn. Mạng lưới được cho là hiện đại này tập trung số điểm bán ở TP.HCM ken dày hơn. Giá cả được nhiều hệ thống bán thống nhất toàn quốc, nhưng chính họ cho rằng ở TP.HCM có kèm theo nhiều dịch vụ tốt hơn các địa phương khác.

Cuối thập niên trước, khi liên doanh Suzuki Việt Nam mới thành lập, một lãnh đạo công ty này nói rằng: “Công nghệ mới sẽ giúp sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn”. Nghĩa là sản phẩm sẽ ngày càng tốt với giá ngày càng rẻ. Xe máy thực tế nay đã rẻ hơn nhiều với tiến bộ của sản xuất. Điện thoại di động, máy vi tính… cũng là những nhóm hàng mà người tiêu dùng dễ thấy giá cả ngày càng rẻ với những tính năng ngày càng nhiều hơn và ưu việt hơn. Sự tiến bộ của công nghệ sản xuất đã hỗ trợ cho “công nghệ” bán hàng cung ứng sản phẩm rẻ.

“Đắt đồng rẻ chợ” kiểu mới

Cách đây hơn chục năm, chuyên gia kinh tế Trần Tô Tử có nhận xét chuyện “đắt đồng rẻ chợ” lúc đó thỉnh thoảng xảy ra có phần do chuyện đổ xô mua ở nông thôn, đổ xô bán ở thành thị.

Nhưng dịp tết vừa qua, phải chăng chuyện, đổ xô mua hàng hoá ở nông thôn trước tết, mang về thành phố tiêu thụ khiến hàng hoá trong dịp tết ứ đọng ở TP.HCM và giá ở TP.HCM tăng thấp trong khi ở các địa phương khác tăng cao? Muốn biết thực chất điều này, một chuyên gia kinh tế nói rằng, phải xem và so sánh giá cả liên tục trong ba tháng, gồm tháng tết và hai tháng trước tết. Hàng hoá thường được gom mua trước tết một, hai tháng với giá cả được ấn định từ TP.HCM toả về các tỉnh. Nếu giá ở TP.HCM đã tăng cao trong hai tháng trước tết, và chỉ tăng thấp trong tháng tết thì quả có chuyện “đắt đồng rẻ chợ” theo kiểu cách đây hơn chục năm.

Nhưng số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, cả trong ba tháng 12.2009, 1.2010 và 2.2010, chỉ số giá ở TP.HCM đều tăng thấp so các địa phương khác (xem biểu đồ). Theo chuyên gia kể trên, điều này chỉ ra rằng, cơ chế thị trường ở TP.HCM đã vận hành tốt hơn các địa phương khác. Mà nơi đó, sức cạnh tranh cao, hàng hoá phong phú khiến doanh nghiệp rất khó tăng giá, phải thông báo, thoả thuận, nghe phản hồi từ mạng lưới phân phối, chứ không thể muốn bán giá nào thì bán.

TP.HCM còn là đầu mối nhập hàng để từ đây hàng hoá lan toả ra các tỉnh, và cả nước nên nhiều chủng loại hàng hoá ở TP.HCM thường rẻ hơn. Không chỉ doanh nghiệp lớn, nhiều chợ cũng gia nhập vào danh sách “đầu mối” này như Bình Tây, An Đông, Kim Biên, Soái Kình Lâm. Trong đó, năm 2006, An Đông là chợ đầu tiên của cả nước được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.

Với một hệ thống phân phối mạnh, là đầu mối nguồn hàng, UBND thành phố còn tổ chức thêm chương trình bình ổn giá tết với giải pháp là tăng nguồn cung hàng và điểm phân phối với 13 doanh nghiệp rất mạnh trong phân phối, cùng 1.507 điểm bán hàng bình ổn giá (so năm trước là 585 điểm), việc giá cả ở TP.HCM tăng thấp hơn các địa phương khác là điều dễ hiểu.

Nhận xét về việc Hà Nội giá cả tăng cao hơn TP.HCM, tiến sĩ Hoàng Xuân Nghĩa, viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội nói rằng, số lượng tiền Hà Nội bỏ ra để chuẩn bị hàng phục vụ cho dịp tết chỉ 250 tỉ đồng so với 420 tỉ của TP.HCM. Hệ thống điểm bình ổn giá thuộc hệ thống thương mại Hà Nội chỉ khoảng hơn 100, trong khi ở TP.HCM con số này gấp gần 15 lần. Ở Hà Nội hầu như các điểm này chỉ tập trung ở khu vực trung tâm nên đối tượng phục vụ cũng rất hạn chế. Cùng với cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, cần thiết phải có cơ chế kiểm tra thực tế, tức là doanh nghiệp có bán được hàng và bán đúng cam kết, mới được nhận tiền hỗ trợ lãi suất, thay vì được ứng trước. Như vậy, có thể với lượng tiền ít hơn, nhưng được sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn, và tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá, thì vẫn có tác dụng.

Huỳnh Phan ghi

(Theo SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nhập khẩu phân bón - Điều hành chưa thông suốt
  • CPI tháng 3 có thể tăng dưới 1%
  • Trái chiều dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2010
  • “Bài ca” tăng... giá thép
  • DN bán lẻ: Cách nào để phát triển trong hội nhập?
  • Hạn chế nhập siêu, khó vẫn phải làm
  • Hạn ngạch nhập khẩu đường: “Xin” thêm rồi, thêm nữa
  • Giá cả tăng sau Tết, sự tiếp cận đa chiều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo