Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu phân bón - Điều hành chưa thông suốt

Ngày 12-3, tại TPHCM, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (HHPBVN) tổ chức cuộc họp về tình hình phân bón phục vụ sản xuất năm 2010. Theo nhận định, phân bón cho vụ hè thu tới nhiều chủng loại cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Lượng urê sản xuất và nhập khẩu đến hết tháng 4 là 661.000 tấn, DAP 128.000 tấn, SA 150.000 tấn, kali 190.000 tấn, NPK 1,3 triệu tấn… Nhưng diễn biến thị trường phân bón đầy phức tạp.

Giá phân bón các loại từ đầu năm đến nay hầu hết đều tăng, như urê tăng bình quân 20 - 25 USD/tấn, DAP tăng bình quân 90 - 120 USD/tấn, cao nhất là sulfur tăng 120 - 130 USD/tấn và amoniac 95 - 125 USD/tấn, chỉ có kali tăng nhẹ.

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký HHPBVN, nhận định năm 2010 lượng phân bón sử dụng cho cây trồng sẽ tăng cao hơn năm 2009 vì nguồn nguyên liệu sản xuất như amoniac, sulfur khai thác hạn chế, dự trữ thiếu hụt, giá dầu tăng trở lại làm cho giá phân bón trên thị trường thế giới tăng lên. Vì vậy, các doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh cần phải thận trọng theo dõi và bám sát thị trường để cân đối và có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu hợp lý, hạn chế rủi ro. Các DN nhập khẩu phải hết sức thận trọng và nắm chắc thông tin.

Không chỉ giá phân bón thế giới tăng, chi phí cho sản xuất cũng tăng lên. Chi phí đầu vào sản xuất đang tăng sẽ kéo tăng giá thành sản xuất phân bón. Vấn đề đặt ra là tăng theo lộ trình nào để có sự hợp lý, hài hòa lợi ích. HHPBVN khuyến cáo DN không được “té nước theo mưa”. Trước mắt, theo ông Nguyễn Quốc Phong, Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền, đơn vị sản xuất lượng phân bón NPK lớn trong nước, cam kết sẽ giữ giá đến tháng 5 do vụ đông-xuân hiện nay bà con trồng lúa gặp khó khăn đầu ra nên DN cũng phải cân đối để giảm bớt gánh nặng nông dân.

Phó Chủ tịch HHPBVN phụ trách phía Nam, ông Nguyễn Quốc Phong nhận định thời gian qua hiệp hội làm khá tốt việc bình ổn giá cuối vụ đông-xuân 2009, nhưng đến nay vẫn chưa thể làm tốt việc điều tiết lượng hàng nhập khẩu. Các DN mạnh ai nấy làm, vì vậy có thời điểm giá nhập cao hơn thị trường nước khác. Do đó cần phải hợp tác và thống nhất giữa các DN trong ngành nhằm bảo vệ quyền lợi cho DN và cho bà con nông dân.

Ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ cho rằng trong số 1,45 tỷ USD nhập khẩu phân bón năm 2009 số DN nhập khẩu trên 6 triệu USD không nhiều và một số DN có lượng nhập khẩu lớn cũng đã có sự chia sẻ thông tin với nhau trong việc nhập khẩu. Đây là cơ sở để tính tới việc hợp tác chặt hơn nữa giữa những DN nhập khẩu phân bón có doanh số lớn để tiến tới điều tiết thị trường. Bà Nguyễn Thị Ngọ, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Lê, cho rằng cần tổ chức lại việc nhập khẩu phân bón.

Ông Phan Đình Đức, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí nhận định 2 - 3 năm nữa các đơn vị sản xuất phân bón trong nước sẽ xuất khẩu, bắt đầu tham gia kinh doanh quốc tế. Nếu tản mạn, không đoàn kết không chỉ nhập khẩu bị thiệt mà xuất khẩu cũng gặp bất lợi. Bởi lẽ nước ta chưa đủ tầm như các tập đoàn nước ngoài để có thể hoạt động độc lập. Vì vậy, đoàn kết chính là sự sống còn, trong đó vai trò của HHPBVN đòi hỏi phải năng động hơn, tổ chức tốt hơn.

(Theo C.Phiên // SGGP Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • CPI tháng 3 có thể tăng dưới 1%
  • Trái chiều dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2010
  • “Bài ca” tăng... giá thép
  • DN bán lẻ: Cách nào để phát triển trong hội nhập?
  • Hạn chế nhập siêu, khó vẫn phải làm
  • Hạn ngạch nhập khẩu đường: “Xin” thêm rồi, thêm nữa
  • Giá cả tăng sau Tết, sự tiếp cận đa chiều
  • Xuất khẩu gạo: Nhiều tín hiệu tích cực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo