Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giao dịch hàng hóa qua sàn

Giao dịch hàng hóa qua sàn là xu thế tất yếu góp phần làm ổn định, minh bạch và an toàn cho thị trường

Xu hướng giao dịch hàng hóa qua sàn đã phổ biến trên toàn thế giới nhưng tại VN chỉ mới xuất hiện các sàn giao dịch thép, đường, cà phê và sắp tới là sàn giao dịch điều. Sự nhộn nhịp của các sàn đã bắt đầu manh nha.


Vận chuyển thép HRC từ tàu xuống xe. Ảnh: C.T.V

Lên sàn mua bán thép, đường

“Chủ doanh nghiệp (DN) sẽ không phải đau đầu khi nhân viên kinh doanh giỏi bỏ việc, mất liên lạc mới với “bạn hàng” hoặc không phải lo lắng về việc bán “hớ” giá, đó là những điểm đầu tiên mà chủ DN có được khi tham gia sàn giao dịch hàng hóa”- ông Phan Vũ Hùng, Giám đốc Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Sài gòn Thương Tín (Sacombank- STE), cho biết. Hiện tại, Sacombank-STE là đơn vị đầu tiên triển khai và hoạt động sàn giao dịch hàng hóa tại VN. Hai mặt hàng đưa vào sàn hiện tại là thép và đường.

Hoạt động khoảng 4 tháng nay, sàn giao dịch thép hiện thu hút 250 DN thép tham gia, trong đó có khoảng 100 DN thường xuyên có giao dịch với khối lượng giao dịch mỗi ngày từ 1.500 tấn- 2.500 tấn. Để được lên sàn thép, DN phải đăng ký kiểm định qua đơn vị trung gian là Tập đoàn Kiểm định toàn cầu SGS của Thụy Sĩ. Sau đó bên mua phải có tiền trong tài khoản. Khi giao dịch khớp lệnh thành công sẽ thực hiện giao hàng. Nếu có rắc rối về chất lượng thì SGS sẽ chịu trách nhiệm giải quyết. Như vậy, thép giao dịch hàng hóa qua sàn là thép loại I, chất lượng bảo đảm. Đặc biệt phí kiểm định để đưa thép lên sàn chỉ bằng 30% so với phí kiểm định thép giao dịch bình thường.

Sàn giao dịch đường mặc dù mới ra đời nhưng cũng đã có khối lượng giao dịch trung bình 400 tấn-800 tấn/ngày. Giá đường đưa ra dựa vào nhãn mác, loại của từng nhà máy.

Ổn định hơn cho thị trường

Không tạo ra công nợ xấu, không xảy ra hiện tượng hủy hợp đồng giữa chừng, không giao hàng kém chất lượng và thiếu hoặc thừa quy cách khi thị trường có biến động là điều mà chỉ có giao dịch hàng hóa trên sàn mới có được. Đó cũng là lợi thế và hướng đến của tất cả các hoạt động mua bán qua sàn trên thế giới. Từ khi có sàn giao dịch thép, giá thép được niêm yết trên sàn công khai và gửi đến các DN mỗi ngày, dựa vào đó mà DN mua bán với nhau, góp phần ổn định thị trường. Theo ông Phan Vũ Hùng, lúc đầu nhiều DN, đặc biệt là khối những nhà thương mại có vẻ phản ứng, sau một thời gian hoạt động thì sự quan tâm của họ đã thấy rõ. Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm phó tổng giám đốc kinh doanh Công ty TNHH TM-DV Thép Khương Mai, ông Đinh Công Khương, bộc bạch: sàn giao dịch thép ra đời, tạo rất nhiều thuận lợi cho DN, trong đó có sự hỗ trợ về vốn cũng như bảo đảmtính công khai, minh bạch, an toàn. Chính vì vậy mà kế hoạch năm 2010, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động giao dịch qua sàn các sản phẩm thép để nâng cao năng lực cạnh tranh và quảng bá thương hiệu. Sacombank sẽ hỗ trợ vốn đến 70% cho DN khi tham gia giao dịch qua sàn. Điều thuận lợi nữa là DN có thể chủ động giao dịch kỳ hạn tương lai, có thể mua hàng từ trước để phục vụ cho công trình của mình. Vì vậy sẽ không xảy ra chênh lệch giá quá nhiều so dự toán ban đầu.

Sẽ có thêm sàn điều, cao su, tiêu...

Ông Phan Vũ Hùng cho biết Sacombank - STE đang trong quá trình triển khai sàn giao dịch điều, dự kiến ra mắt vào tháng 7 tới. Sacombank-STE cũng sẽ mởthêm một số sàn như cao su, tiêu và có thể sẽ là cà phê. Việc mở rộng các sàn giao dịch hàng hóa trong giai đoạn này sẽ có nhiều lợi thế do Sacombank-STE là người tiên phong. Tuy nhiên, cũng phải cần ít nhất 1-2 năm, các sàn giao dịch hàng hóa mới đi vào ổn định.

(Theo Sơn Nhung // Nguoilaodong Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đừng lạc quan mù quáng vào thị trường hàng hiệu tại Trung Quốc
  • Gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu: Hướng tới cân bằng cán cân thương mại
  • Cách nhìn khác về nhập siêu
  • An toàn thực phẩm tại các siêu thị: Bàn đến bao giờ?
  • Công nghệ tàu siêu tốc, hàng xuất khẩu mới của Nhật
  • Nhập siêu tăng
  • Cứ mãi tiểu ngạch?
  • Lượng gạo xuất khẩu sẽ giảm trong hai tháng tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo