Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sàn giao dịch đường: Mới "ra lò" đã thấy khó

Sáng 30.3, sàn giao dịch đường của công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom - STE) chính thức khai trương. Trước đó, có đến hàng trăm doanh nghiệp là nhà sản xuất, mua bán đường đã tới nghe những quy định khi tham gia giao dịch trên sàn do Sacom - STE tổ chức. Tuy nhiên, sàn giao dịch đường - điều mà nhà tổ chức gọi là “sân chơi đẳng cấp” - chưa thể đáp ứng những đòi hỏi của doanh nghiệp.

Đường ăn, một trong các loại nhu yếu phẩm luôn có nhu cầu cao từ người tiêu dùng. Ảnh: Lê Quang Nhật

Doanh nghiệp: tù mù

Cũng giống như chứng khoán, vàng, nhà đầu tư muốn giao dịch trên sàn đường, tất nhiên phải mở tài khoản tại ngân hàng Sacombank và phải ký quỹ nhằm đảm bảo giao dịch được thanh toán. Bên bán, bên mua sẽ thực hiện giao dịch theo hai dạng hợp đồng (giao ngay và tương lai - tối đa trong vòng bốn tháng) cho bốn loại sản phẩm đường: RE1, RE2, RS1, RS2. Trong mỗi loại sản phẩm cũng được xác lập các chỉ tiêu quy định chất lượng như: về độ Pol, hàm lượng đường khử, độ tro dẫn điện, độ ẩm, độ màu đơn vị ICUMSA. Tuy nhiên, so với thực tế trên thị trường, thì đang tồn tại hàng chục sản phẩm đường đi kèm với nhiều chỉ tiêu, ứng với nhiều mức giá khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở bốn sản phẩm như sàn quy định.

Ông Nguyễn Thành Long, tổng giám đốc công ty cổ phần đường Cần Thơ cho biết, ngay như cùng sản phẩm RS1, cũng được phân chia làm hai loại (hạt nhỏ, hạt lớn), giá chênh lệch 400 đồng/kg. Tương tự, đối với RE1 và RE2 cũng vậy, mức giá bán xác lập không chỉ căn cứ vào một số tiêu chuẩn quy định tại sàn, mà theo ông Long, còn dựa trên các tham số về độ óng ánh, đồng đều, sắc nét, góc cạnh…Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, phụ trách nguyên liệu tập đoàn Masan Food nói, công ty thường sử dụng đường Juna đỏ (Cần Thơ), Bourbon Tây Ninh, nhưng khi so sánh với những sản phẩm và tiêu chuẩn quy định giao dịch trên sàn thì thấy không khớp. Bà Thuỷ cho biết doanh nghiệp của bà sản xuất ra thực phẩm ăn liền, như nước tương, nước mắm, mì gói, nên cần loại đường cao cấp. Nếu mua qua sàn mà chỉ bằng một số tiêu chuẩn quy định như vậy sẽ không đảm bảo.

Giá đường trên thị trường, ngoài căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng, còn được thiết lập dựa trên thương hiệu mỗi nhà máy. Cùng một loại đường RE1, RE2, nhưng giá của nhà máy đường Bourbon sẽ khác với giá của Biên Hòa, Khánh Hòa hay Cần Thơ. Tuy nhiên, khi giao dịch qua sàn, do tính bảo mật giữa các lệnh mua bán nên nhà đầu tư sẽ không biết được mình đang mua đường của nhà máy nào. Một đại diện doanh nghiệp đưa ví dụ thực tế: “Như vậy thì quá bằng tù mù, tôi trả giá cao để mua đường RE Biên Hòa, khi khớp lệnh lại ra đường của Khánh Hòa?”.

Ông Phan Vũ Hùng, giám đốc Sacom - STE giải thích, thương hiệu đường chỉ có những hộ tiêu dùng gia đình quan tâm, chứ những công ty tiêu thụ lớn như Cocacola, Vinamlik… thì họ thường quan tâm đến tính ổn định về tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế, đường giao dịch qua sàn sẽ không có giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, đại diện công ty đường Đăk Nông lại cho rằng, do dây chuyền công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, nên mặc dù cùng một tên gọi sản phẩm nhưng lại có khoảng cách rất xa về chất lượng, giá bán. Do đó, không thể đánh đồng chỉ bằng một vài loại sản phẩm quy định như vậy được.

Khác xa thực tế

Theo quy định, một doanh nghiệp muốn bán đường qua sàn đối với hợp đồng giao ngay thì phải ký quỹ toàn bộ giá trị lô hàng tại kho của sàn. Khá nhiều ý kiến cho rằng, quy định này sẽ khiến doanh nghiệp ngoài việc phải gánh thêm chi phí vận chuyển đường vào kho sàn giao dịch, còn phải chịu phí lưu kho thêm 58.000đ/m2/tháng hoặc 17.000đ/tấn đường/tháng, bốc xếp 15.000đ/tấn/lần. Trường hợp doanh nghiệp để đường tại kho thì vẫn bị “nhà sàn” lấy tiền phí lưu ký 5 triệu đồng/người/tháng thông qua việc cử người xuống kho để quản chấp số đường đăng ký giao dịch. “Nếu không cử người xuống giám sát lô đường thì doanh nghiệp có thể bán cho nhiều người khác”, ông Phan Vũ Hùng giải thích.

Một doanh nghiệp thương mại đặt câu hỏi: "Theo quy định thì nhà sàn bảo mật lệnh mua bán. Nếu tôi ở Long An đặt lệnh mua 15 ngàn tấn đường, khi khớp lệnh mới biết đường mình mua của một nhà máy tận Hải Phòng, thì cước phí vận chuyển từ ngoài đó vào trong này ai chịu?". Câu trả lời của ông Hùng là “bên mua phải chịu” làm không ít người ngỡ ngàng. Theo nhiều ý kiến, việc bảo mật các lệnh mua bán chẳng khác nào đánh đố nhà đầu tư, vì giống như trường hợp ý kiến vừa nên trên, người mua sẽ không biết được ai bán đường, đường đang nằm ở đâu; nếu ở gần thì không sao, còn ở quá xa thì vô hình chung người mua sẽ phải chịu thêm khoản phí vận chuyển không đáng có.

Một nhà đầu tư ví von: “Tôi ở TP.HCM, chỉ cần bỏ công một buổi sáng, chạy khoảng 30 km lên nhà máy đường Biên Hòa là có thể thoải mái lựa chọn, thỏa thuận mua loại đường nào cũng có, đôi khi nhà máy còn chở đường giao tận kho mà không tính cước. Vậy thì mất chi phải mua qua sàn cho rắc rối”.

Trong khi đó, theo Sacom - STE, nhà đầu tư sàn đường chỉ có thể lựa chọn ba điểm ký gửi hàng hóa là kho ở Bình Dương, TP.HCM và Long An, khối lượng khoảng 30.000 tấn. Khi sàn đường mở ra, tất nhiên các lệnh mua bán sẽ thực hiện trên phạm vi cả nước, và như thế, một nhà máy ở Thanh Hóa, Nghệ An hay tận Sóc Trăng nếu muốn giao dịch phải chở đường lên tận ba địa điểm này để gửi bán. Nhiều ý kiến cho rằng, phương án này không khả thi, tốn nhiều chi phí. Chưa kể, khi đưa đường lên kho sàn lưu ký hoặc để tại kho doanh nghiệp, đường sẽ bị xuống cấp hoặc giao hàng không đúng với quy cách, tiêu chuẩn mẫu chào ban đầu.

Ông Phan Vũ Hùng trả lời rằng, Sacom - STE đã mời cơ quan kiểm định độc lập làm trọng tài, mọi khiếu nại về chất lượng sẽ được đơn vị này đứng ra kiểm tra một cách công bằng.

(Theo Hoàng Bảy // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Kinh tế bất ổn nhưng vẫn có hàng tỉ USD nhập khẩu hàng xa xỉ
  • Oil World nâng dự báo về sản lượng đậu tương Áchentina
  • Oil World: Thị trường khô đậu tương thế giới sẽ vượt cung
  • Tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu
  • Tìm mô hình xuất khẩu mới
  • Nhập siêu tăng mạnh ngoài dự kiến
  • Hạn chế nhập muối, gỡ khó khăn cho diêm dân
  • Nhập siêu do thiếu liên kết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo