Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu do thiếu liên kết

Doanh nghiệp vẫn đặt nặng lợi ích của bản thân mình.
 
Quyết liệt hạn chế nhập siêu là chủ đề nóng được Bộ Công thương đặt ra trong cuộc làm việc ngày hôm qua, 25/3, với các tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành này khi xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước tính có thể chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong khi nhập khẩu có thể lên 17,5 tỷ USD, tăng tới 37,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ghi nhận tại buổi làm việc giữa Bộ Công thương với các doanh nghiệp cũng cho thấy, dung hòa lợi ích của bản thân từng doanh nghiệp trong việc sử dụng các hàng hóa, thiết bị được sản xuất trong nước, góp phần chung tay kiềm chế nhập siêu trên  bình diện cả nước là không đơn giản.

Ông Nguyễn Gia Tường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất cho hay, trong khi phân bón NPK sản xuất trong nước đang dư thừa năng lực, với tổng công suất hơn 2 triệu tấn mà mới hoạt động khoảng 1,7-1,8 triệu tấn thì vẫn đang có tình trạng nhập khẩu phân NPK từ các doanh nghiệp thương mại. Điều này ngay lập tức khiến doanh nghiệp trong nước lâm vào cảnh tồn kho NPK với số lượng hiện đã gần 400.000 tấn.

Trong ngành dầu khí, mục tiêu thu thêm ngoại tệ từ các nhà thầu dầu khí thông qua sử dụng dịch vụ dầu khí của doanh nghiệp trong nước cũng đang gặp phải sự cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực bởi các quy định về thuế. Ông Vũ Văn Nghiên, đến từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho hay khi nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho các hợp đồng dầu khí, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu hay thuế giá trị gia tăng, trong khi các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài đi theo “ô” của các nhà thầu dầu khí nước ngoài lại được miễn các loại thuế tương tự. Hệ quả là, các hoạt động xuất khẩu tại chỗ trong nhiều hợp đồng dầu khí lại vắng bóng doanh nghiệp nội.

Với câu chuyện xuất khẩu mặt hàng dầu hỏa, dầu FO của Nhà máy Lọc dầu (MNLD) Dung Quất mà Petrovietnam cho là “đang có hiệu quả”, nhất là khi trong nước dùng không hết lại cũng không nhận được sự hưởng ứng từ phía Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ông Nguyễn Quang Kiên, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết, dầu FO mà Petrovietnam đang xuất khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay dành cho thị trường trong nước. Vì vậy, khi Petrolimex mua dầu FO của NMLD Dung Quất lại phải kết hợp với chuyên gia nước ngoài để pha chế cho ra loại dầu phù hợp với loại dầu mà người tiêu dùng đang sử dụng. Đó là chưa kể việc mua dầu từ NMLD Dung Quất cũng gặp những khó khăn nhất định như quy mô xuất hàng mỗi lần ít, chỉ khoảng 5.000 tấn, trong khi tàu nhỏ lại khó vào cảng xuất sản phẩm của NMLD Dung Quất, vốn chỉ thích hợp cho các loại tàu to.

Dĩ nhiên, Petrovietnam cũng có ngay sự phản ứng khi cho rằng, giá mua mà Petrolimex đưa ra không hiệu quả so với xuất khẩu!.

Những câu chuyện kiểu như sản xuất trong nước thừa nhưng vẫn phải nhập khẩu, nhập khẩu “thích” hơn dùng hàng trong nước hay xuất khẩu “lợi” hơn bán ở trong nước tương tự không phải bây giờ mới có. Bởi quyền lợi của từng doanh nghiệp và những trách nhiệm kèm theo khi thua lỗ luôn khiến cho từng doanh nghiệp, đặc biệt là tại doanh nghiệp nhà nước, phải có cách ứng xử riêng để hoạt động của mình có hiệu quả trong thời gian “đứng mũi chịu sào”. Thực tế này cũng được ông Huỳnh Đắc Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương) tổng kết rằng, doanh nghiệp nào cũng kể rằng mình làm tốt, nỗ lực nhưng tình hình chung cuối cùng lại không tốt.

Một nguyên nhân cũng sâu xa không kém được ông Thắng chỉ  ra là, do sản xuất trong nước chưa phát triển, các ngành công nghiệp phụ trợ vắng bóng, khiến nhiều nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài “cực chẳng đã” phải dùng hàng ngoại. Hiện tại vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ được đưa ra, dù hơn 1 năm trước đây Chính phủ đã có những chỉ đạo về vấn đề này hay Bộ Công thương cũng có tới 4 tờ trình liên quan. Ngay ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, người chắp bút xây dựng các chính sách liên quan cũng phải “thở dài” khi nhắc tới quãng đường truân chuyên mà chưa tìm thấy lối ra riêng của các chính sách nhằm khuyến khích công nghiệp phụ trợ phát triển.

Dẫu là vậy, nhưng với thực tế sự phối hợp với nhau giữa các doanh nghiệp vẫn còn những khoảng hở vì mục tiêu tối đa lợi ích của bản thân từng doanh nghiệp như thực tế đang diễn ra, thì dù trong nước có sản xuất được hàng đủ chất lượng với số lượng đủ phục vụ nhu cầu nội địa, vẫn chưa chắc đã khiến các doanh nghiệp thờ ơ với nhập khẩu.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Khó đạt” mục tiêu kiềm chế nhập siêu
  • Xuất khẩu gạo - Những tín hiệu lạc quan
  • Xuất khẩu tăng trưởng âm: Nguyên nhân từ bùng nhùng chính sách
  • Kinh doanh tại Trung Quốc: Rủi ro và lợi nhuận
  • Trung Quốc: thủ lợi từ luật thương mại quốc tế
  • Doanh nghiệp trong nước "nhường sân" cho... đường lậu
  • Kho vận - Cầu nối cho hội nhập
  • Lúng túng tìm 'võ' chống nhập siêu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo