Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng nhái phất lên nhờ suy thoái kinh tế

 
Nhiều người chăm chú tìm những điểm khác biệt giữa hàng thật và hàng giả nhãn mác tại Hội chợ Tháng khuyến mãi TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.

Hàng giả chiếm khoảng 45% doanh số bán lẻ tại Hà Nội và 35% ở TP HCM. Đến 65% hàng giả ở phía Nam do nhà sản xuất trong nước cung ứng. Nhu cầu mua hàng nhái được dự báo tiếp tục tăng do suy thoái kinh tế.

Đây là kết quả khảo sát của Công ty Nielsen về thái độ và cách sử dụng hàng giả của người Việt Nam trong 12 tháng qua, được Thương vụ Italy công bố ngày 16/9. Cuộc khảo sát thực hiện ở Hà Nội và TP HCM với hơn 200 người tiêu dùng ngẫu nhiên, phát phiếu khảo sát tại các điểm bán lẻ định trước.

Kết quả điều tra này chỉ ra rằng, may mặc chiếm thị phần hàng giả lớn nhất thị trường TP HCM, trong khi tại Hà Nội hàng giả trong nhóm ngành kim khí điện máy và dược phẩm lại vượt trội. Tỷ lệ mua hàng may mặc nhái nhãn hiệu nổi tiếng ở Sài Gòn chiếm 27%. Trong khi đó, Hà Nội, tỷ lệ hàng dược phẩm giả lên đến con số 47% trong khi hàng điện tử nhái cũng được mua nhiều (chiếm 37%).

Theo đó, hàng nhái đã tấn công nhiều ngành một cách mạnh mẽ tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất là may mặc - thời trang - giày dép (22%), rượu và thức uống các loại chiếm 12%. Sau đó là điện tử, mỹ phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy giới tính tác động đến việc tiêu thụ hàng nhái, khi đến 72% người mua là nữ giới và chủ yếu trong độ tuổi 25-34.

Cuộc khảo sát còn hướng đến đối tượng kinh doanh là các nhà bán lẻ. Kết quả, tỷ lệ hàng nhái tăng ở các cửa hàng Hà Nội 45%, trong khi con số tương ứng ở TP HCM là 35%.

Người tiêu dùng giải thích việc mua hàng nhái, hàng giả vì sản phẩm nổi bật, bắt mắt, rất giống hàng thật và khó phân biệt, giá lại rẻ. Các số liệu thống kê cho thấy, mẫu mã thiết kế của sản phẩm thu hút 71% thị hiếu, trong khi đó giá cả có sức hấp dẫn mạnh hơn, lên đến 81%.

Trong khi đó, các chủ cửa hàng bán lẻ lý giải rằng, tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho việc bán hàng nhái. Kết quả cuộc khảo sát này cũng nhấn mạnh, các chủ cửa hàng bán lẻ tiết lộ sẽ tiếp tục bán hàng nhái một khi sức mua các sản phẩm này vẫn cao. Họ cũng lạc quan tin rằng nhu cầu mua hàng nhái của khách hàng sẽ tăng lên trong 12 tháng tới.

Trưởng bộ phận Sở hữu trí tuệ Thương vụ Italy Martino Castellani cho biết: "Kết quả nghiên cứu trên không chỉ đo lường được mật độ hàng giả và xuất xứ của chúng, mà còn xác định được hành vi mua sắm của người tiêu dùng và quan niệm của họ về hàng giả", ông Martino Castellani nói.

Ông Martino Castellani cho rằng cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp cần kêu gọi người tiêu dùng cảnh giác, không nên dùng hàng giả, đặc biệt là chú trọng đến nhóm hàng dược phẩm và thực phẩm. Đặc biệt cơ quan chức năng Việt Nam cần tăng cường chống hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP HCM Nguyễn Văn Viễn nhận định, cuộc chiến chống hàng giả cần huy động nguồn lực toàn xã hội cùng hành động mới mong có kết quả. Tuy nhiên, khó khăn trước tiên là nhiều cơ quan đơn vị có mối quan hệ không đồng nhất với nhau trong cuộc chiến này, nên rất khó hợp tác.

Ông Viễn lấy ví dụ: đối với nhóm hàng xa xỉ, nhà sản xuất hàng chính hiệu không thuyết phục được người tiêu dùng vì giá bán quá cao. "Hãng thời trang có tên tuổi bán chiếc túi xách vài nghìn USD còn hàng nhái chỉ có vài chục USD thì làm sao người dân "dám" xài hàng hiệu", ông Viễn nói. Đối với nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men vì tác động trực tiếp lên sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, nhà sản xuất hàng thật mới được ủng hộ.

Từ đó, chuyên gia này kêu gọi nhà sản xuất nghiên cứu rút ngắn khoảng cách giá cả đang quá lớn giữa hàng thật và hàng giả. Bởi lẽ, khi nhìn thấy hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận như ma túy người ta vẫn bất chấp tính mạng để lao vào, huống hồ gì chỉ là bán hàng giả, hàng nhái.

Mặt khác, ông Viễn thừa nhận, lực lượng thực thi pháp luật tại Việt Nam không đủ sức để thâm nhập thị trường hàng giả. Hiện các cơ quan chức năng vẫn chỉ tập trung kiểm soát lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm vì hàng nhái, giả diện này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.

(Theo VietNamNet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ
  • Xuất Khẩu cát : “Vẫn hoạt động đúng pháp luật”
  • Ôtô nhập khẩu bất ngờ giảm mạnh
  • Không thiếu đường, doanh nghiệp vẫn xin nhập khẩu?
  • Sắn - được đưa vào nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực
  • Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 có thể giảm 6%
  • Thị trường: Lời giải cho bài toán xuất khẩu?
  • Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo