Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hậu Bin Laden: Giá dầu tăng hay giảm?

 Bin Laden bị tiêu diệt là một "dấu hiệu xấu" và giá dầu mỏ sẽ có "nhiều biến động". Tuy nhiên không phải chuyên gia nào cũng đồng tình với ý kiến trên.

Theo ông Mohamed Touati, Bin Laden bị tiêu diệt là một "dấu hiệu xấu" và giá dầu mỏ sẽ có "nhiều biến động". Phân tích trên tờ L'Expression ngày 4/5, ông giải thích việc giá dầu đã giảm hơn 3 USD khi tin Bin Laden bị tiêu diệt được công bố vì các công ty dầu mỏ cho rằng Bin Laden chết sẽ giúp giảm căng thẳng ở Trung Đông và họ nghĩ ngay đến chuyện mua cổ phiếu và USD, đồng thời bán nhiều dầu hơn nữa.

Tuy nhiên, tờ này cũng trích lời ông Rich Ilczyszyn, thuộc tổ hợp Lind-Waldock, cho rằng sự bất ổn trong hoạt động sản xuất và cung ứng dầu chỉ là "nhất thời". Ông giải thích việc Bin Laden chết "không liên quan gì đến cung-cầu" dầu mỏ và cho rằng động thái rót tiền mua cổ phiếu và USD là những vụ mua bán xuất phát từ "cảm tính". Chuyên gia này cho rằng nếu càng suy ngẫm về việc Bin Laden bị tiêu diệt sẽ càng thấy đây không phải là điều hay mà ngược lại sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Ông Tom Bentz, thuộc ngân hàng BNP Parisbas, nhận xét Bin Laden chết có thể làm giảm độ rủi ro trong giá dầu, song ông tỏ ra hoài nghi vì trên thực tế, nhiều vụ trả thù sẽ diễn ra. Một chuyên gia khác thuộc tập đoàn PFG-Best, cũng có cùng quan điểm khi nói rằng Bin Laden chết là một tin "không hay" đối với giá dầu, vì các công ty bảo hiểm sẽ hủy bỏ cái mà ông gọi là "chi phí liên quan đến khủng bố".

Chuyên gia Phil Flynn không loại trừ khả năng nguy cơ đối với hoạt động cung ứng dầu sẽ gia tăng vì Al Qaeda vốn là mối đe dọa đối với lĩnh vực này và nỗi lo sợ về các vụ trả thù sẽ khiến giá nhiên liệu này tăng cao.

Giám đốc Học viện nghiên cứu quốc tế của Pháp (IFRI), William Ramsay, tỏ ra ít bi quan hơn khi cho rằng trước mắt và trong thời gian dài hơn sẽ chưa có nhiều đột biến. Theo ông Ramsay, cái chết của Bin Laden chưa hẳn sẽ tác động tiêu cực đến giá dầu vì việc Bin Laden chết chỉ là mất đi biểu tượng, còn nguyên nhân của các vấn đề thì vẫn không có gì thay đổi.

(Tamnhin)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đường nội rớt giá: Do nhập khẩu hay nhập lậu?
  • Siết chặt việc nhập hàng xa xỉ
  • Hiệu quả 3 ngành xuất khẩu chủ lực: Số không
  • Tại sao thương nhân TQ 'gom' hồ tiêu Việt?
  • Xuất khẩu sẽ được lợi từ FTA Việt Nam - EU
  • Năm 2050, Việt Nam sẽ phải nhập khoáng sản
  • Đến năm 2012 sẽ bình ổn được giá phân bón
  • Xuất khẩu cá tra: Còn muôn vàn khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo