Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết chặt việc nhập hàng xa xỉ

 Dùng biện pháp hành chính để khống chế nhập hàng xa xỉ như ôtô, điện thoại, mỹ phẩm, rượu ngoại…

Sáng 4-5, Hội nghị trực tuyến về tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 4 do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra tại hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM. Hội nghị nhận định giá dầu thế giới vẫn duy trì mức cao, giá xăng tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái đã tạo ra một áp lực lớn đối với giá xăng trong nước quý I. Trong khi đó, nếu hoàn thành và ban hành thông tư hướng dẫn giá điện theo cơ chế thị trường trong tháng 5 thì từ ngày 1-6, giá điện sẽ được điều chỉnh tùy vào chi phí đầu vào. Ngoài ra, các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu có xu hướng tăng cao, tạo nên áp lực nhập siêu.

Không để xảy ra sốt giá

Ông Phan Xuân Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, cho biết trong bốn tháng qua, các doanh nghiệp trong nước đã chi trên 1,5 tỉ USD để nhập khẩu các mặt hàng trong danh mục hạn chế nhập khẩu. Trong đó, ôtô nguyên chiếc nhập khoảng 21.000 chiếc, tương đương 400 triệu USD; trên 400.000 điện thoại di động các loại, trị giá trên 10 triệu USD...

Theo ông Chinh, nguyên nhân của việc nhập siêu tăng cao là do hiện đồng tiền VN đã lên giá 1,2% so với đồng USD, tỉ giá từ mức kịch trần là 20.900 đồng/USD xuống còn 20.650 đồng/USD và như vậy với 1 triệu USD tiền hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp bị lỗ khoảng 250 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận ngoại tệ được dễ dàng cũng tạo điều kiện cho việc nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng, đồng thời tạo áp lực nhập siêu từ chính nhóm hàng này trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu để không xảy ra sốt hàng, sốt giá. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở thực hiện Pháp lệnh Giá; xử lý nghiêm sai phạm về gian lận thương mại, nhất là kinh doanh xăng dầu.

“Ngoài ra, trong hoạt động kiểm soát nhập siêu, Vụ Xuất nhập khẩu cần có biện pháp cụ thể hơn quản lý năm mặt hàng mà Chính phủ yêu cầu xem xét như ôtô, điện thoại di động, hàng xa xỉ, mỹ phẩm, rượu ngoại… mà theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là cần có biện pháp hành chính để hạn chế nhập khẩu nhằm tạo ra sự chuyển biến ngay từ tháng 5 và đi vào ổn định vững chắc trong các tháng tiếp theo” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh.

Xăng dầu đủ cung trong quý II


Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Petrolimex, trong quý I và tháng 4, liên bộ Tài chính - Công Thương đã chỉ đạo kịp thời ở những thời điểm nóng về xăng dầu nên thị trường xăng dầu đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước vẫn thấp hơn giá xăng dầu các nước lân cận nên việc kiểm soát xăng dầu qua biên giới rất khó khăn. Điều này khiến doanh nghiệp xăng dầu phải gồng mình bình ổn giá trong nước.

Trong bốn tháng đầu năm, Petrolimex đã nhập 3,7 triệu m3, bằng 60% kế hoạch. Hiện tại, doanh nghiệp đảm bảo nguồn xăng dầu trong kho bình quân là 30 ngày. Trong đó, nguồn hàng nhập chiếm 80%, 20% còn lại mua từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Theo ông Bảo, vừa qua tại một số tỉnh phía Nam xảy ra tình trạng các đại lý tư nhân găm hàng, bán nhỏ giọt nhưng không có chuyện Petrolimex không cung cấp hàng.

Trước những băn khoăn của người dân về việc thực hiện điều chỉnh giá điện theo thị trường từ ngày 1-6, ông Dương Quang Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN), cho biết theo Quyết định 24 của Thủ tướng thì sau ba tháng giá điện sẽ được điều chỉnh một lần tùy vào mức độ co giãn các nguyên liệu đầu vào của thị trường. Tính từ ngày 1-3 đến 1-6 đã đủ ba tháng được phép điều chỉnh. “Hiện tại cơ cấu nguồn điện tháng 3 và 4 có chiều hướng tốt lên nhưng chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn tác động mạnh. Nếu thông tư hướng dẫn thực hiện được Bộ Công Thương ban hành trong tháng 5 này thì từ ngày 1-6, giá điện sẽ được điều chỉnh, có thể lên hoặc xuống” - đại diện EVN cho hay.

Theo EVN, tính đến cuối tháng 4-2011, cả nước đã có 3,9 triệu hộ nghèo và thu nhập thấp đăng ký mua điện theo giá ưu đãi, thời hạn đăng ký sẽ kéo dài đến ngày 15-5. Ngoài ra, hiện tại EVN đang giao cho các tổng công ty điện lực áp dụng thí điểm công tơ điện thẻ trả trước tại một số địa phương.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hiệu quả 3 ngành xuất khẩu chủ lực: Số không
  • Tại sao thương nhân TQ 'gom' hồ tiêu Việt?
  • Xuất khẩu sẽ được lợi từ FTA Việt Nam - EU
  • Năm 2050, Việt Nam sẽ phải nhập khoáng sản
  • Đến năm 2012 sẽ bình ổn được giá phân bón
  • Xuất khẩu cá tra: Còn muôn vàn khó khăn
  • USD giảm, giá hàng vẫn cao
  • Giá cả 'nhảy’ điệu lambada
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo