Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tra: Còn muôn vàn khó khăn

Không chỉ gian nan tại thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam mới đây lại tiếp tục bị “bôi bẩn” tại Đức và có nguy cơ lan ra các nước Bắc Âu. Tại Thụy Điển, con cá tra Việt vẫn nằm trong “danh sách đỏ” của WWF.

Chính phủ Brazil thì đang muốn tăng thuế, đồng thời có các động thái gây khó khăn cho việc nhập khẩu cá tra vào thị trường này...  

Tiếp tục bị “bôi bẩn”

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ngay khi WWF ký thỏa thuận rút cá tra ra khỏi danh sách đỏ, DN cũng như nông dân ta tưởng thở phào thì tháng 3.2011, một đài truyền hình của Đức phát một phóng sự dài gần 30 phút bêu xấu cá tra Việt Nam đã khiến người tiêu dùng nước này mất niềm tin vào cá tra.

Ngay sau khi chương trình được phát sóng, một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đã ngừng cung cấp cá tra trong mạng lưới siêu thị tại Đan Mạch và Na Uy. Hệ thống siêu thị Metro cũng đã ngừng bán cá tra tại Đức. Nguy hại hơn, sự mất mát này có nguy cơ lan sang các nước Bắc Âu khác. Tính hết quý I/2011, lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Đức giảm 6,8%.

Chưa hết, theo ông Nguyễn Hữu Dũng (Phó Chủ tịch Vasep), dù WWF đã chấp thuận rút cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ, nhưng WWF tại Thụy Điển thì vẫn y nguyên. WWF Thụy Điển hiện vẫn đưa các thông tin về cá tra Việt Nam đang trong giai đoạn hướng đến chứng nhận ASC.

Theo ông Dũng, đoàn công tác của ngành thủy sản Việt Nam đã phải sang Thụy Sĩ làm việc với WWF quốc tế mới hay rằng ngay cả nội bộ WWF cũng không thống nhất. Không phải vấn đề gì thì WWF các nước cũng phải tuân theo sự chỉ đạo của WWF quốc tế. Chính vì điều này nên hiện WWF tại Thụy Điển vẫn giữ cá tra VN ở danh sách đỏ. Thế nên các bên đã thống nhất sẽ tổ chức một hội thảo quốc tế về sản xuất, phát triển cá tra tại TPHCM vào cuối tháng 6.2011, trong đó sẽ có nội dung liên quan đến vấn đề trên.

Nhiều thị trường giảm mạnh

Cụ thể, là Brazil, thị trường có mức tăng trưởng cao thứ ba trong số 20 thị trường có mức tăng trưởng. Quý I/2011 xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 5.411 tấn, trị giá 13,02 triệu USD, tăng 290,5% về khối lượng và 334,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Chính phủ Brazil đang muốn tăng thuế nhập khẩu cá tra, đồng thời có các động thái gây khó khăn cho việc nhập khẩu loại cá này khi thay đổi gia tăng thời gian cấp phép nhập khẩu. Trước đây khách hàng Brazil chỉ cần 3 ngày để xin giấy phép nhập khẩu từ cơ quan chức năng Brazil. Nay dự kiến nhà NK sẽ phải mất 120 ngày mới có được giấy phép này.

Tại thị trường Australia, lượng cá tra Việt Nam nhập khẩu đã giảm 7,9% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tại Ai Cập, vốn là thị trường có mức tăng trưởng cao kể cả trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng xuất khẩu cá tra của Việt Nam lại sụt giảm mạnh, tới 21,7% về khối lượng và 19,2% về giá trị. Nguyên nhân bởi tình trạng biểu tình và bạo loạn đang lan rộng và ngày một căng thẳng khiến sức tiêu thụ có xu hướng chậm lại, khả năng thanh khoản từ ngân hàng không cao, bên cạnh đó giá xuất khẩu sang thị trường này hiện không theo kịp với giá nguyên liệu trong nước.

Thêm nhiều đối thủ

Theo Vasep, hiện diện tích nuôi cá tra tại các nước trong khu vực đang tăng đáng kể như Bangladesh, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Hiện các nước này đều có những chiến lược đầu tư lâu dài cho việc phát triển cá tra tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nên chắc chắn những nước trên sẽ là những đối thủ cạnh tranh đối với cá tra Việt Nam trong tương lai không xa.

Trong khi đó, không chỉ luôn mắc căn bệnh “trầm kha” là nguyên liệu không đủ cho chế biến xuất khẩu, hiện bởi ảnh hưởng “bão giá” nên giá xuất khẩu cá tra Việt Nam đã... không theo kịp mức tăng của giá nguyên liệu. Hiện giá cá tra xuất khẩu loại I sang EU (chiếm 34% thị phần) tăng 36% so với quý II và quý III năm 2010. Còn giá thu mua nguyên liệu trong nước thì tăng gần... 80% so với 3 quý đầu năm 2010.

Theo ông Dương Ngọc Minh (Chủ tịch Uỷ ban Cá nước ngọt), do giá nguyên liệu tăng cao nên hiện giá thành sản xuất cá tra đã xấp xỉ 3,4USD/kg. Với lãi suất vay ngân hàng dao động ở mức 18 - 21% cùng với giá thu mua nguyên liệu cao nên nếu xuất khẩu cá tra loại 1 sang EU với giá 3,4USD khó có lời. Tuy nhiên nếu giá cá tra tiếp tục tăng quá nhanh vượt mức 3,6USD/kg (ngoại trừ thị trường Mỹ) sẽ giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường so với các loại cá khác như tilapia hay cá pollack.

Để ứng phó, Vasep đề ra 4 nhóm giải pháp như tăng giá xuất khẩu trung bình của cá tra, ổn định sản lượng nguyên liệu bảo đảm cung cầu, tăng cường quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm và đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến
thương mại.    

(Báo Lao Động)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đến năm 2012 sẽ bình ổn được giá phân bón
  • USD giảm, giá hàng vẫn cao
  • Giá cả 'nhảy’ điệu lambada
  • Xuất khẩu cá tra VN vào Mỹ: Lại nguy cơ bị đóng cửa
  • 3 Bộ ra tay 'dẹp loạn' thị trường phân bón
  • Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
  • Mở cửa thị trường logistics: Liệu có tiếp tục thua trên sân nhà?
  • Xuất khẩu: Lệ thuộc 100% nguyên liệu ngoại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo