Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao thương nhân TQ 'gom' hồ tiêu Việt?

Gần như toàn bộ sản lượng hồ tiêu từ Bắc Trung Bộ trở ra và vùng bắc Tây Nguyên đều được thương lái Trung Quốc thu mua.

Dù không được phép nhưng thương nhân Trung Quốc vẫn đến tận vùng trồng thu mua hồ tiêu và không có bất cứ một loại hóa đơn, chứng từ nào. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cân bằng trong ngành kinh doanh hồ tiêu, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành.

Thương nhân Trung Quốc vào tận vườn tiêu để mua lẻ. Ảnh: Nguyễn Hữu.


Hình thức mua gom của thương nhân Trung Quốc là dùng ô tô con, xe du lịch, tới các hộ trồng mua với số lượng từ 500kg - 1 tấn, sau đó tập kết và vận chuyển về Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Những người mua gom tỏ ra khá “hào phóng”, thường trả mức giá cao hơn 1 - 2% so với giá thị trường. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê, dù mua giá cao hơn nhưng người mua gom bất hợp pháp vẫn có lợi, vì nếu mua “đường đường chính chính” bằng hóa đơn, chứng từ, sẽ phải chịu mức thuế 5%. Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính thức nhưng ông Bính ước đoán, tại nhiều địa phương của Gia Lai, có đến 50% lượng hồ tiêu được thương nhân trung Quốc mua gom theo hình thức trốn thuế, thiếu lành mạnh này.

Ông Đỗ Hà Nam cũng cho biết, nhiều lần Hiệp hội hồ tiêu quốc tế thắc mắc về sản lượng hồ tiêu Việt Nam xuất vào Trung Quốc, nhưng VPA không đưa ra được con số cụ thể vì không thể kiểm soát được nguồn tiêu này. Không ít doanh nghiệp trong nước tỏ ra bức xúc trước thực tế “cốc mò cò xơi” này. Vì trong lúc các doanh nghiệp phải bỏ tiền đóng thuế lấy nguồn thu đầu tư cho các vùng trồng, thì đến mùa thu hoạch, thương nhân Trung Quốc lại đến tận vườn của nông dân thu mua dễ dàng. 

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, không ngăn cấm thương nhân nước ngoài vào kinh doanh buôn bán, nhưng chỉ mua bán buôn chứ không được tham gia buôn bán lẻ. Tình trạng thương nhân Trung Quốc mua gom hồ tiêu tại các hộ nông dân, bộ đã nghe phản ánh từ lâu. Tuy nhiên không có một trường hợp cụ thể nào được phát hiện là mua ở đâu, mua bao nhiêu, ai tham gia mua bán… nên rất khó đưa ra biện pháp xử lý.

Đây cũng là phản ánh của Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê, dù thực trạng này đã và đang diễn ra, nhưng hiệp hội vẫn chưa “bắt tận tay” trường hợp nào mà chỉ nghe phản ảnh từ những người mua bán lẻ ở các địa phương, nên chỉ có thể tuyên truyền đến hội viên và các hộ trồng không tiếp tay cho hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh này.

Đăng Thư// Báo Đất Việt

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Xuất khẩu sẽ được lợi từ FTA Việt Nam - EU
  • Năm 2050, Việt Nam sẽ phải nhập khoáng sản
  • Đến năm 2012 sẽ bình ổn được giá phân bón
  • Xuất khẩu cá tra: Còn muôn vàn khó khăn
  • USD giảm, giá hàng vẫn cao
  • Giá cả 'nhảy’ điệu lambada
  • Xuất khẩu cá tra VN vào Mỹ: Lại nguy cơ bị đóng cửa
  • 3 Bộ ra tay 'dẹp loạn' thị trường phân bón
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo