Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoạt động thương mại tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010

Bộ Công Thương vừa tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và thị trường trong nước 8 tháng và 8 tháng/năm 2010, đồng thời đề ra các giải pháp cho những tháng cuối năm.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 8 ước đạt 6,0 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng 7, trong đó: các doanh nghiệp trong nước ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 1,9%; của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 2,85 tỷ USD, giảm 4,9%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44,5 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ, trong đó: của các doanh nghiệp trong nước ước đạt 20,57 tỷ USD, tăng 12,6%; của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 20,65 tỷ USD, tăng 39,9%. Nếu loại trừ yếu tố xuất khẩu vàng thì kim ngạch xuất khẩu tăng 24,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) tăng 5,89 tỷ USD so với cùng kỳ trong khi kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 7,34 tỷ USD cho thấy sự đóng góp rất lớn của khu vực này vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.

Trong 8 tháng đầu năm giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng, như: giá hạt điều tăng 18,9%, chè các loại tăng 11,2%, hạt tiêu tăng 39,9%, gạo tăng 2,8%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 71,7%, than đá tăng 54,9%, dầu thô tăng 42,2%, cao su tăng 83,5%,.... (riêng mặt hàng cà phê giảm khoảng 3,4%) đã tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể:

Xét về trị giá,so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng (trừ cà phê, sắn và sản phẩm từ sắn, dầu thô). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,8%; gạo ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 11,4%; cà phê ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 5,1%;  nhân điều ước đạt 0,6 tỷ USD, tăng 25,2%; hạt tiêu ước đạt 0,3 tỷ USD, tăng 35,5%; cao su ước đạt 1,15 tỷ USD, tăng 89,4%. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu cho nhóm hàng nông, lâm, thủy sản luôn sẵn sàng nhưng hiện nay nguồn cung trong nước đang tiến dần đến khả năng tới hạn, khó phát triển thêm, nhất là trong khi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng khắc khe của nước nhập khẩu. Xuất khẩu than đá ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 29,1%; dầu thô ước đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,5%; hoá chất tăng gấp 3 lần, sản phẩm hoá chất tăng 44,8%, sản phẩm chất dẻo tăng 26,4%; sản phẩm gỗ ước đạt 2,11 tỷ USD, tăng 36,1%; dệt và may mặc ước đạt 6,9 tỷ USD, tăng 17,8%; giày, dép các loại ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 18,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 30,2%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 61,2%; dây điện và cáp điện tăng 72,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng ước đạt 1,0 tỷ USD, tăng 83%;... Tính đến nay đã có 13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD: thuỷ sản; cà phê; gạo; cao su; than đá; dầu thô; sản phẩm gỗ; dệt và may mặc; giày dép các loại; đá quý và kim loại quý; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Xét về lượng,so với cùng kỳ, chỉ có lượng xuất khẩu của quặng và khoáng sản tăng 24,5%, sắt thép tăng gấp 3 lần, còn lại hầu hết các mặt hàng đều tăng nhẹ (nhân điều tăng 5,2%, chè các loại tăng 2,4%, gạo tăng 8,3%, cao su tăng 3,3%)  hoặc giảm nhẹ (cà phê giảm 1,9%); thậm chí, một số mặt hàng giảm mạnh như là sắn và sản phẩm từ sắn giảm 53,5%, than đá giảm 16,3%, dầu thô giảm 44,6%, xăng dầu giảm 14,5%.

Xét về thị trường xuất khẩu,so với tháng 7, xuất khẩu vào thị trường Châu Á giảm 3,4%; Châu Âu tăng 7,3% nhưng EU giảm 1,8%; Hoa Kỳ giảm 0,3%; Trung Quốc giảm 2,4%. Tính chung 8 tháng so với cùng kỳ, xuất khẩu vào một số thị trường chính như sau: Châu Á tăng 30,8%; Châu Âu tăng 2,7%, trong đó, EU tăng 13,4%; Hoa Kỳ tăng 25,5%; Trung Quốc tăng 43,4%.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của Châu Á chiếm 46,8%; Châu Âu chiếm 20,7%; Châu Mỹ chiếm 23,6%; Châu Phi chiếm 1,8%; Châu Đại dương chiếm 3,9%; thị trường khác chiếm 3,1%.

Về nhập khẩu,tháng 8, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 6,9 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng 7, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 7,1%. Xét theo nhóm hàng, nhóm cần thiết nhập khẩu ước đạt 5,5 tỷ USD, giảm 4,8%; nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 0,37 tỷ USD, tăng 6,7%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 0,43 tỷ USD, giảm 9,5% và nhóm hàng hoá khác (chưa phân tổ) ước đạt 0,58 tỷ USD, tăng 54,3%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 52,68 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 22,37 tỷ USD, tăng 43,6%. Xét theo nhóm hàng, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu ước đạt 43,24 tỷ USD, tăng 22,8%; nhóm hàng cần phải kiểm soát ước đạt 2,72 tỷ USD, tăng 43,1%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 3,46 tỷ USD, tăng 15,9% và nhóm hàng hoá khác (chưa phân tổ) ước đạt 3,26 tỷ USD, tăng 44,2%.

Do giá cả hầu hết các mặt hàng từ đầu năm đến nay đều tăng (trừ lúa mỳ giảm 2,4%) ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu, cụ thể: giá xăng dầu tăng 35,3%; khí đốt hoá lỏng tăng 38,6%; chất dẻo nguyên liệu tăng 32,4%; cao su tăng 57,6%; giấy các loại tăng 27,1%; bông các loại tăng 40,1%; sợi các loại tăng 27,7%; sắt thép các loại tăng 31,6%; kim loại thường tăng 32,4%, ô tô nguyên chiếc các loại tăng 16,1%; xe máy nguyên chiếc tăng 5,2%.

Xét về thị trường nhập khẩu,tốc độ nhập khẩu hàng hóa tháng 8 từ thị trường Châu Á giảm 2,5%; Châu Mỹ giảm 0,2%; Châu Phi giảm 0,5%; Châu Đại dương giảm 1,2%.... Tính chung 8 tháng, tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Châu Á tăng 25,0%; Châu Âu tăng 6,3%; Châu Mỹ tăng 28,1%; Châu Phi tăng 75,2%; Châu Đại dương tăng 36,4%.

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng của Châu Á chiếm 77,7%; Châu Âu chiếm 9,9%; Châu Mỹ chiếm 7,5%; Châu Đại dương chiếm 2,0%....

Về cán cân thương mại,tháng 8 ước nhập siêu 0,9 tỷ USD, bằng 15,0% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 8 tháng đầu năm ước khoảng 8,15 tỷ USD, bằng 18,32% kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, đây là tháng thứ 4 liên tiếp có kim ngạch nhập siêu dưới 20%. Tuy nhiên, một mặt do xuất khẩu tháng 8 giảm nhẹ 0,5% so với tháng 7, mặt khác, hiện nay nguồn cung hàng hoá thuộc nhóm nông lâm thuỷ sản đã cân đối vừa đủ cho các hợp đồng lớn nên để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu cần tập trung thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến có giá trị lớn. Bên cạnh đó,cần tiếp tục kiểm soát nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá trong nước đã sản xuất được để hạn chế nhập siêu.

VềThị trường trong nước,tháng 8, sức mua trên thị trường hàng hoá vẫn ổn định, cung cầu hàng hoá tiếp tục được đảm bảo. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư, mua sắm lớn của người dân đều chững lại do tháng này là tháng 7 âm lịch (người dân thường kiêng kỵ những việc lớn); Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của các hộ chăn nuôi; … Điều đó tác động gián tiếp đến thị trường thực phẩm, thị trường vật liệu xây dựng, phân bón,… Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai rộng khắp và có hiệu quả rõ rệt, hàng hóa trong nước sản xuất được chiếm thị phần khá lớn trên thị trường do đã nâng cao được tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng. Mặt khác, nhờ tăng cường kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả tại các tỉnh biên giới nên áp lực hàng trong nước cho thị trường giảm hẳn, nhất là các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ mạnh như vải, quần áo, đồ chơi chuẩn bị dịp Tết Trung thu. Vì vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội ước đạt 131 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng 7; tính chung 8 tháng ước đạt 1.009 nghìn tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ, trong đó, ngành thương mại tăng 27,3%, ngành khách sạn, nhà hàng tăng 21,5%, ngành du lịch tăng 35,4%, dịch vụ tăng 21,5%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục tăng nhẹ 0,23% so với tháng 7 và tăng 5,08% so với tháng 12/2009; bình quân 8 tháng tăng 8,61% so với cùng kỳ. Với chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng ổn định trong 5 tháng liên tiếp cho thấy thị trường đang ổn định do các biện pháp kiềm chế lạm phát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, các chương trình bình ổn thị trường tại một số tỉnh, thành phố lớn đã được triển khai và phát huy tác dụng.

Vinanet

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Bông, đường hấp dẫn các nhà đầu cơ
  • Gạo được giá, Thái phổng tay trên
  • Lúng túng với giảm nhập siêu
  • “Tháng 9 - Tháng khuyến mại”: Nỗi lo tăng giá
  • Lợi ích từ mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
  • Nhập khẩu ô tô 7 tháng năm 2010 và dự báo cuối năm
  • DOC đề xuất thay đổi cách tính thuế chống bán phá giá
  • Hàn Quốc – thị trường chính nhập khẩu mặt hàng kim loại thường của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo