Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ICO dự báo niên vụ cà phê toàn cầu 2010-2011 sẽ giảm về lượng và giá

Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2010-2011 sẽ đạt 133 đến 135 triệu bao (bao 60 kg). Trước đó, trong niên vụ 2009-2010 (vừa kết thúc vào cuối tháng 6/2010) đạt mức 120,6 triệu bao, giảm 5,8% so với sản lượng niên vụ 2008-2009.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm

Người đứng đầu cơ quan sản xuất hàng đầu của Ấn Độ cho biết, sản lượng cà phê của Ấn Độ trong niên vụ 2010-2011 dự kiến sẽ giảm 5-6% do mưa gió mùa sớm và côn trùng tấn công gây hại vùng trọng điểm sản xuất. Ủy ban Cà phê Ấn Độ cho biết nước này dự kiến sản xuất khoảng 289 nghìn tấn cà phê trong niên vụ tới-bắt đầu vào tháng 10, trong đó 2/3 sản lượng cà phê sẽ được xuất khẩu.

Hiệp hội Cà phê Indonesia cho rằng sản lượng cà phê nước này có thể giảm 9% trong năm nay bởi mưa lớn. Mưa trái mùa và nặng hạt trong năm nay đã khiến hoạt động thu hoạch bị lùi lại đến tháng 7 thay vì tháng 5 như thường lệ. Thời tiết ẩm ướt còn cản trở quá trình phơi hạt của người dân, làm giảm chất lượng nhân cà phê. Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Indonesia nhận định, quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 2 thế giới sau Việt Nam, có thể chỉ đạt sản lượng 500 nghìn tấn trong năm nay, thấp hơn so với 550 nghìn tấn ước đạt trong năm 2009.

Sản lượng cà phê ở Colombia dự kiến sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm nay về quanh mức 10 triệu bao, sau khi sản lượng của nước này trong năm 2009 giảm xuống mức 7,8 triệu bao – mức thấp kỷ lục trong hơn 3 thập kỷ do ảnh hưởng của hạn hán và chương trình thay mới cây cà phê của Chính phủ. Tuy nhiên, mưa lớn ở các khu vực trồng cà phê chủ chốt trong thời gian qua có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa và làm giảm sản lượng của niên vụ 2011. Trung tâm Nghiên cứu Cà phê Quốc gia (Cenicafe) cho biết, mưa trong tháng 8 ở các vùng trồng cà phê quan trọng cao hơn rất nhiều so với thường lệ, có nơi cao tới gấp 3 lần. Trong 8 tháng đầu năm nay, Colombia đã sản xuất 5,4 triệu bao cà phê, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Người trồng cà phê nước này cần đạt thêm 4,6 triệu bao trong 4 tháng còn lại của năm mới có thể hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hầu hết các nước Trung Mỹ đều đạt sản lượng thấp hơn trong niên vụ 2009-2010 bởi thời tiết xấu và lượng phân bón cho cây giảm. Tuy nhiên, việc giá cà phê Arabica đã đạt mức cao nhất 13 năm ngay trong đầu tháng 9 (nguồn cung khan hiếm và những lo lắng điều kiện thời tiết khô nóng tại Braxin sẽ làm sản lượng giảm) đã khuyến khích người dân Trung Mỹ tăng đầu tư cho vụ cà phê mới và sản lượng được dự báo chắc chắn tăng trong vụ tới. Costa Rica dự tính sẽ tăng 11% sản lượng cà phê trong niên vụ 2010-2011 nhờ diện tích trồng cà phê tăng, chương trình thay mới cây cà phê già cỗi cho thu hoạch lần đầu, kết hợp với chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay của chính phủ.

Theo các thông tin cơ bản cung cấp bởi các thành viên của ICO, tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm tài chính 2009 ước đạt 129,1 triệu bao, giảm 1,2% so với mức 130,7 triệu bao năm 2008. Tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm là do mức tiêu dùng thấp tại một số quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là tại châu Âu và các thị trường mới nổi. Trong khi đó, tiêu thụ tại các quốc gia xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng.

Theo báo cáo của ICO, Braxin vẫn duy trì vị trí là quốc gia đứng đầu về tiêu dùng cà phê trong năm 2009, với mức tiêu dùng bình quân đầu người đạt 5,69 kg. Tiếp theo sau là các nước Honduras, Venezuela, Costa Rica và Cộng hòa Dominican.

Xuất khẩu và giá cà phê đều giảm


Về xuất khẩu, theo ICO, xuất khẩu cà phê thế giới trong 10 tháng đầu niên vụ 2009-2010 (tháng 10/09 - tháng 7/10) đã giảm 5,2% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống 78,5 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu loại cà phê Colombia dịu (Colombian Milds) giảm mạnh nhất trong thời gian qua với mức giảm 22% so với cùng kỳ niên vụ trước. Xuất khẩu loại cà phê tự nhiên của Braxin (Brazilian Naturals) và cà phê Robusta cũng giảm lần lượt 3,1% và 6,3%. Sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê Robusta chủ yếu là do xuất khẩu của Việt Nam - quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới giảm từ 15,5 triệu bao trong niên vụ 2008-2009 xuống còn 12,8 triệu bao trong niên vụ 2009/10, tương đương mức giảm 17,3%.

Theo số liệu của Hội đồng xuất khẩu Cà phê Braxin (Cecafe), xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 8 đã tăng 12,1% về khối lượng và tăng 34,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,77 triệu bao với giá trị xuất khẩu đạt 474,4 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm 2010, Braxin đã xuất khẩu 19,6 triệu bao cà phê, giảm nhẹ so với 19,686 triệu bao cùng kỳ năm ngoái nhưng giá trị xuất khẩu tăng 16%, đạt 3,106 tỷ USD do giá cà phê hạt phục hồi mạnh trong các tháng gần đây. Tổng giám đốc của Cecafe dự tính rằng nếu giá cà phê tiếp tục duy trì như hiện nay thì tổng giá trị xuất khẩu cà phê của Braxin trong năm 2010 có thể đạt mức 5 tỷ USD.

Còn tại Ấn Độ từ tháng 1 đến tháng 7/2010, xuất khẩu cà phê đã tăng 3% lên 178 nghìn tấn sau khi sản lượng cà phê nội địa tăng cao so với 116 nghìn tấn trong cùng kỳ năm 2009. Giá cà phê Robusta trên sàn giao dịch Luân Đôn đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua vào ngày 31/7, đạt mức 1.810 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 9 và mức 1.829 USD/tấn đối với kỳ hạn giao tháng 11. Mức giá cao này tiếp tục được duy trì cho đến cuối tháng 8, thị trường mới có sự điều chỉnh giảm tương đối mạnh trong các phiên giao dịch ngày 25 và 26/8 do các quỹ đầu cơ đẩy mạnh bán ra.

Trên thị trường New York, giá cà phê Arabica trong phiên giao dịch ngày 25/8 có sự điều chỉnh giảm mạnh nhất trong quý III này với mức giảm 10% so với mức 182 USD cent/lb đạt được ngay trong phiên giao dịch trước đó. Phiên giao dịch ngày 20/9, giá cà phê Arabica đã trải qua phiên giảm mạnh nhất trong tháng bởi thông tin mưa sẽ xuất hiện trở lại trên các cánh đồng cà phê ở phía Tây Braxin vào cuối tháng 9 làm giảm nỗi lo sản lượng sụt giảm ở quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Đóng cửa phiên 20/9, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12 giảm 7,35 cent, tương đương 3,9% xuống 181,95 USD cent/lb.

Giá cà phê thế giới tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày 27/9 do nhu cầu đầu tư cao trong bối cảnh lo ngại lạm phát gia tăng bởi chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ. Giá cà phê Arabica trên thị trường New York còn được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát sao tình hình ở Braxin khi thời tiết khô nóng được dự báo vẫn chưa dứt hoàn toàn tại các khu vực trồng cà phê ở bang Sao Paulo và Minas Gerais. Tuy nhiên, giới giao dịch cho rằng thị trường sẽ sớm điều chỉnh giảm bởi không có thông tin về khả năng thiếu hụt nguồn cung trong niên vụ 2010-2011./.

(Đảng Cộng sản Việt Nam)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá tiếp tục tăng cao!
  • Tìm cách quản lý giá
  • Xuất khẩu khó vì lạm phát cao
  • Thị trường sữa bột: Nguy cơ liên kết giá
  • Cuối năm giá gạo nhiều biến động
  • Những nghịch lý trên thị trường sữa bột
  • Thuốc đến tay người tiêu dùng vẫn đều đặn tăng giá
  • Giá thép có thể sẽ tăng trở lại vào nửa cuối tháng 10
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo