Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không để ngành xuất khẩu “gà nhà đá nhau”

Cần quy định điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu để loại bỏ những DN làm ăn chụp giật, tranh gom hàng rồi bán phá giá.

Nhiều ngành hàng khác như cà phê, điều, thủy sản sau những khó khăn khủng hoảng đã bắt đầu mạnh tay quy định điều kiện đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu. Xuất khẩu gạo là ngành hàng đầu tiên có quy định rõ ràng về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. “Đây là điều cần làm từ lâu rồi, nhằm hạn chế được tình trạng bán phá giá, làm loạn thị trường, chọn lọc được những DN có năng lực xuất khẩu” - GS Võ Tòng Xuân nói.

“Gà nhà” tự giết nhau

Ở ngành điều, ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn 1 (Bình Phước), nói thẳng: Nếu có quy định về điều kiện xuất khẩu điều thì không dẫn đến nghịch cảnh nguồn cung tăng, giá tăng mà không có điều để bán như hiện nay. Ông Huyên lý giải: “Không có điều kiện nên ai cũng có thể mở DN xuất khẩu điều. 

Vào thời điểm tháng 3-2012, nước ta thu hoạch điều, giá tăng, nhiều nhà nhập khẩu hỏi mua, kéo theo nhiều DN điều ở Bình Phước mọc lên như nấm sau mưa. Các DN này rất nhỏ, nhiều khi là vài ông thương lái, vài ông có tiền vốn làm ở lĩnh vực khác nhảy qua thu mua xuất khẩu ồ ạt. Nhà nhập khẩu có cơ hội ép giá vì nguồn cung quá lớn, buộc DN nước ta giảm giá mới chịu mua. Giờ thì khoảng 70% nhà máy chế biến điều ở Bình Phước đã đóng cửa, ngừng hoạt động vì hết sạch nguyên liệu hoặc thua lỗ. Hậu quả là nhu cầu cuối năm tăng cao, giá sẽ tăng thì ta lại không còn hàng dự trữ để bán”.

Ngành cà phê cũng chung cảnh ngộ, chỉ có khoảng 20 nhà nhập khẩu mua hàng để cung cấp cho tám nhà rang xay lớn của thế giới nhưng Việt Nam có đến trên 150 DN xuất khẩu cà phê. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), nhận định: Sự thoải mái về điều kiện kinh doanh xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhiều DN tranh nhau gom và bán hàng nên bị nhà nhập khẩu ép giá. 

“Chất lượng cà phê Việt Nam luôn được đánh giá cao, đáng ra phải cao hơn 50-60 USD/tấn trở lên so với cà phê Indonesia nhưng thực tế giá bán lại thấp hơn. Lý do là “gà nhà đá nhau”, DN trong nước chào đủ kiểu giá khiến nhà nhập khẩu có điều kiện chèn ép. DN có năng lực cũng khó đỡ nổi cách làm ăn phá thị trường kiểu này. Nhiều DN mỗi năm chỉ xuất khẩu vài container, không có nhà máy chế biến vẫn thu mua cà phê từ nhiều nguồn khác nhau. Cà phê không qua những quy chuẩn chế biến có chất lượng giảm sút, gây mất uy tín sản phẩm”.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cũng cho biết tôm và cá tra đang gặp khó vì rào cản kỹ thuật, cảnh báo chất cấm… do cách cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách bằng mọi giá của nhiều DN. Nhiều DN mua tôm có tạp chất, chế biến thiếu trọng lượng, gian lận thương mại… dẫn đến giá đầu ra rớt thê thảm. Đặc biệt, nhiều thị trường đã tạo ra hàng rào kỹ thuật về chất cấm để “ngăn” việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.

Điều kiện phù hợp với thực tế từng ngành

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VICOFA, quy định điều kiện DN xuất khẩu phải chế biến và xuất khẩu cà phê hai năm liên tục với lượng tối thiểu 5.000 tấn/năm không tạo được sự đồng thuận của DN. Nhiều DN vừa và nhỏ không chấp nhận điều kiện này. Tuy nhiên, “sẽ sớm áp dụng quy định xuất khẩu cà phê, có thể chỉ còn khoảng 50 DN đủ điều kiện xuất khẩu nhưng chúng tôi sẽ chọn lọc những DN mạnh, đầu tư sâu. Những DN nhỏ muốn đủ điều kiện xuất khẩu thì liên kết sáp nhập lại” - ông Tự nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, cho biết: Hiệp hội cũng đang kiến nghị về quy định điều kiện xuất khẩu cá tra, tôm. DN phải đáp ứng điều kiện về vốn, nhân sự có bằng cấp và có kinh nghiệm, phương án về bảo vệ môi trường…

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), cho biết hiệp hội này đang kiến nghị với Bộ NN& PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính soạn thảo những điều kiện cụ thể để đưa ngành điều vào loại hình ngành nghề kinh doanh có điều kiện ngay trong năm 2012. Tuy nhiên, ngành điều sẽ cân nhắc những điều kiện thực tế quy mô sản xuất khác nhau của các DN để tránh gây thiệt hại cho những DN nhỏ kinh doanh trong ngành bằng nhiều giải pháp phù hợp với thực tế của ngành.

GS Võ Tòng Xuân cũng lưu ý: Quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu cũng cần tính đến những DN nhỏ làm ăn uy tín, có quan hệ tốt với đối tác trong và ngoài nước để có quy định phù hợp thay vì lập ra rào cản chỉ bằng những con số - không tạo điều kiện để DN xuất khẩu vừa và nhỏ phát triển.

 

125  là số lượng DN xuất khẩu cà phê niên vụ 2011-2012, giảm khoảng 12% so với niên vụ trước, chủ yếu do thua lỗ, phá sản.

Bảy tháng đầu năm 2012, cả nước có 182 DN xuất khẩu điều - giảm 10% số lượng so với cùng kỳ năm 2011. Những DN “chia tay” xuất khẩu chủ yếu do gặp khó khăn, thua lỗ, nợ đọng. Những DN ngoài hiệp hội “sống” cũng nhiều nhưng “chết” cũng rất nhiều, sau mỗi niên vụ, số DN này biến mất khoảng 50%. Tuy nhiên, đến vụ mới thì số lượng lại được nhân lên gấp bội.

Ông ĐẶNG HOÀNG GIANG, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)

 

Theo Quang Huy 
Pháp luật Tp.HCM

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cần chú ý gì khi vào thị trường Mỹ?
  • Xuất khẩu sang EU: 2 ngành chủ lực sụt giảm đủ làm nên bức tranh u ám?
  • XK gạo những tháng cuối năm 2012: Đối mặt với biến động
  • Thị trường xăng dầu: Điều gì sẽ xảy ra?
  • Góc quan sát: Kinh tế Việt - Trung nhìn từ chính sách 'cấm biên'
  • Hội nhập thế giới: Logistic VN được và mất
  • Nhập khẩu đường: Không nên cấp hạn ngạch cho từng DN
  • Hạ giá dìm nhau: Doanh nghiệp coi nhẹ làm thương hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo