Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu sang EU: 2 ngành chủ lực sụt giảm đủ làm nên bức tranh u ám?

8/9 nước nhập khẩu lớn của Việt Nam tại EU có tăng trưởng GDP âm, Eurozone chìm trong khủng hoảng “chưa có tiền lệ”. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này 4 tháng đầu năm 2012 vẫn tăng 22%.

Năm 2011 trôi qua với nhiều thách thức, khó khăn cho sự tồn tại của 17 nước thành viên khu vực đồng euro (Eurozone). Ngày 31/12/2011, Cựu tổng thống Pháp N.Sarkozy đã phải thừa nhận Eurozone chìm trong khủng hoảng “chưa có tiền lệ” và không nên đánh giá thấp những hậu quả của nó, và năm 2012 sẽ là năm “có nhiều nguy hiểm”.  

Ngày 23/02/2012, Ủy ban châu Âu (EC) trong báo cáo của mình nhận định rằng: Cuộc khủng hoảng nợ công sẽ khiến phần lớn nền kinh tế của các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục rơi vào suy thoái trong năm nay, bất chấp những động thái tích cực trên các thị trường tài chính.

EC dự báo trong năm 2012 GDP của EU sẽ giảm 0,3% do sức tiêu thụ toàn cầu vẫn yếu. Đây là lần thứ 3 trong vòng 3 năm trở lại đây Eurozone rơi vào suy thoái. Điều này ít nhiều đẩy quan ngại của giới đầu tư về những khó khăn tại thị trường này mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt trong năm 2012 và những năm tới.

Tuy nhiên, khó khăn của đất nước nào trong khối EU sẽ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp Việt Nam? Ngành hàng nào của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh?

2 ngành xuất khẩu chủ lực truyền thống sụt giảm đủ làm nên  bức tranh u ám?

 Mặc dù các nhà đầu tư và công chúng quan ngại khả năng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này, nhưng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Bởi:

Kim ngạch xuất khẩu sang EU 4 tháng đầu năm tổng chung các ngành hàng vẫn tăng 22%. Trong báo cáo mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU giảm 1,4%, thủy sản (từ đầu năm đến 15/05) giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Phải chăng đây được xem là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và EU là thị trường  xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam nên việc sụt giảm giá trị xuất khẩu 2 ngành này là nguyên nhân chính của quan ngại?

Cần phải công bằng hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của nhóm hàng giày dép vẫn tăng 7,5%; cao su tăng  13,9%(sản lượng); máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 78%; điện thoại tăng 152,2%.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm 2011 của Việt Nam đã có sự tăng trưởng thần kỳ, mang lại thặng dư thương mại 4 tỷ USD, và thị trường EU là thị trường nhập khẩu chính, thì việc tiếp tục duy trì được mức tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành này trong 5 tháng đầu năm 2012 rõ là có ý nghĩa rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế 10 nước là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tiếp tục sụt giảm

Thị trường nước nào sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt trong khối EU? Số liệu thống kê 4 tháng đầu năm trong 5 năm từ 2008 – 2012 cho thấy 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào 10 quốc gia gồm: Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Áo, Thụy Điển, Ba Lan.

Nguồn: GSO


Ngoại trừ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bỉ bị giảm sút, 9 thị trường lớn còn lại đều tăng so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng 4 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước đã thấp hơn ngoại trừ Thụy Điển và Áo.

Nguồn: GSO

Quả là đáng lo ngại hơn khi 8/9 nước thuộc nhóm thị trường nhập khẩu lớn của doanh nghiệp Việt Nam lại có tăng trưởng GDP âm. EC dự báo tăng trưởng GDP của EU tiếp tục sẽ âm trong 2 quý đầu 2012.

Nguồn: eurostat


Tuy nhiên, bản báo cáo cũng cho thấy nền kinh tế EU sẽ có dấu hiệu phục hồi trong quý III/2012 với tốc độ chậm cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này trong 5 tháng đầu năm cho phép chúng ta kỳ vọng về một tương lai không quá u ám cho thị trường tiêu thụ này.

Q. Nguyễn

Theo TTVN

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • XK gạo những tháng cuối năm 2012: Đối mặt với biến động
  • Thị trường xăng dầu: Điều gì sẽ xảy ra?
  • Góc quan sát: Kinh tế Việt - Trung nhìn từ chính sách 'cấm biên'
  • Hội nhập thế giới: Logistic VN được và mất
  • Nhập khẩu đường: Không nên cấp hạn ngạch cho từng DN
  • Hạ giá dìm nhau: Doanh nghiệp coi nhẹ làm thương hiệu
  • Thiếu xăng thật sự hay “ông lớn” găm hàng?
  • Hàng Thái ngày càng tiến sâu vào nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo