Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Kích cầu" từ thuế xuất khẩu hợp lý

Ðể phù hợp xu thế phát triển và đúng với chủ trương hạn chế đi đến chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô (trong đó có quặng ti-tan) nhằm tăng giá trị kinh tế, đồng thời tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp (DN) khai thác ti-tan trên địa bàn tỉnh Bình Ðịnh đã tập trung đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các nhà máy chế biến sâu ti-tan.

 

Ðó là các nhà máy hoàn nguyên ilmenite (công suất 12 nghìn tấn sản phẩm/năm) của Công ty CP khoáng sản Ban Mai; Nhà máy xỉ ti-tan (kinh phí đầu tư 97 tỷ đồng) công suất 19 nghìn tấn/năm của Công ty CP khoáng sản Bình Ðịnh, Nhà máy xỉ ti-tan, công suất 24 nghìn tấn/năm (hơn 500 tỷ đồng đầu tư giai đoạn 1) của Công ty CP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn; Nhà máy xỉ ti-tan, công suất 12 nghìn tấn/năm của Công ty CP khoáng sản Biotan, v.v. Ðiều đáng nói là chất lượng sản phẩm của các nhà máy này đều được khách hàng đánh giá là tương đương sản phẩm của các nhà máy ở Trung Quốc, Malaysia... Ngoài các dự án nêu trên, nhiều DN trên địa bàn cũng đang xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến sâu ti-tan. Ðây là hướng đi đúng cần được khuyến khích, tạo thuận lợi cho DN. Bởi việc đầu tư xây dựng các dự án chế biến sâu ti-tan sẽ mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp luyện kim của địa phương và cả nước sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên này. Mặt khác, khi có sản phẩm "hậu" ti-tan sẽ thúc đẩy, kéo theo sự ra đời của các cơ sở sản xuất từ nguyên liệu này như các nhà máy sản xuất que hàn, bột mầu công nghiệp, chế biến các sản phẩm điện tử, v.v. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay là sản phẩm ti-tan chế biến sâu của các DN ở Bình Ðịnh đang bế tắc ở đầu ra, không xuất khẩu được với lượng tồn kho hàng nghìn tấn xỉ ti-tan và ilmenite hoàn nguyên. Nguyên nhân là do giá thành sản phẩm của các nhà máy tương đương giá bán trên thị trường thế giới, trong khi thuế xuất khẩu cao (18%), tính ra nếu xuất bán, DN sẽ bị lỗ khoảng 50 USD/tấn... Không bán được hàng, các nhà máy đành phải sản xuất một phần hai công suất để duy trì hoạt động, giữ công nhân.

 

Nhằm giúp các DN tháo gỡ ách tắc, vừa qua UBND tỉnh Bình Ðịnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương áp dụng mức thuế xuất khẩu các sản phẩm sau ti-tan là 0% vừa phù hợp thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho ngành công nghiệp còn non trẻ này phát triển. Bộ Công thương cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính áp mức thuế suất 5%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn quyết định giữ mức thuế suất cũ... Chúng tôi cho rằng ở đây có hai điểm cần được xem xét: Việc Bộ Tài chính áp dụng thuế xuất khẩu 18% đối với sản phẩm xỉ ti-tan tương đương mức thuế xuất khẩu tinh quặng ilmenite là không hợp lý. Mặt khác, trên thực tế, việc tạo cơ chế và điều chỉnh chính sách thuế (trong đó có thuế xuất nhập khẩu với từng ngành hàng) một cách linh hoạt, hợp lý từng thời điểm (nhất là trong bối cảnh hiện nay) là hết sức cần thiết, cần được chú trọng, bởi đây là một trong những công cụ "cộng hưởng" hữu hiệu nhất với các giải pháp kích cầu của Chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của DN...

(Theo MAI TRUNG // Báo Nhân dân điện tử)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường vật liệu xây dựng: Ế mà không giảm giá!
  • Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản:Nhiều cơ hội bứt phá
  • Nâng cao sức cạnh tranh cho xuất khẩu da giày
  • DN xuất khẩu rau quả: Bài toán chiến lược
  • Dự báo giá chè trên thị trường Pa-ki-xtan năm 2010 sẽ giảm
  • Sẽ có thêm chính sách bảo vệ thị trường và người tiêu dùng trong nước
  • Tập trung vào rào cản căn bản
  • Tháo gỡ vướng mắc trong điều hành xuất khẩu gạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo