Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo gỡ vướng mắc trong điều hành xuất khẩu gạo

(Ảnh minh họa: TTXVN)
“Điều hành xuất khẩu gạo, thực trạng và giải pháp” là chủ đề cuộc hội thảo do Báo Nông thôn ngày nay tổ chức ngày 3/11 tại Hà Nội, thu hút nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và thương mại.

Những vấn đề về điều tiết lượng gạo xuất, giá sàn, bù giá, tạm trữ gạo; về vai trò của Hiệp hội Lương thực và cơ cấu tổ điều hành xuất khẩu gạo; các giải pháp điều hành xuất khẩu gạo... được các đại biểu thảo luận.

Theo các đại biểu, điều hành xuất khẩu gạo luôn là chủ đề nóng, gây nhiều tranh cãi, tồn tại các dòng ý kiến và nhận định rất khác biệt.

Nguyên nhân có thể do bản thân chính sách chưa thuyết phục được mọi người, cũng có thể do các nhà soạn chính sách thiếu cơ hội giải thích tường tận và giải đáp đến nơi đến chốn các khúc mắc của công chúng về chính sách đưa ra.

Do đó, cần phải trả lời được các câu hỏi về đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nông và doanh nghiệp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Quốc Dung cho rằng, phải làm được giá ở mức tốt nhất để giải quyết hài hòa lợi ích cho cả người sản xuất, chế biến và lưu thông chứ không đơn thuần thoả mãn lượng xuất khẩu cao.

Nhà nước cần có kế hoạch điều tiết thị trường, có chính sách hỗ trợ trực tiếp đến nhà sản xuất-lưu thông-xuất khẩu một cách hợp lý để đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, “hích” các “nhà” lại gần nhau hơn.

Đồng thời cũng cần cấu trúc lại Hiệp hội Lương thực cho phù hợp theo hướng có tiếng nói của người sản xuất, của Hội Nông dân và của nhà doanh nghiệp để giải quyết các xung đột lợi ích. “Giải quyết vấn đề lợi ích phải hài hòa, tương ứng với từng giai đoạn, nếu kéo dài mãi những mô hình với tư duy cũ, chúng ta sẽ phải trả giá”, ông Lê Quốc Dung cảnh báo.

Đồng quan điểm này, Cục trưởng cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc bày tỏ, điều hành xuất khẩu gạo là vấn đề rất khó, cần giải quyết hài hòa các mối quan hệ trên cơ sở quy luật khách quan của thị trường.

Quá trình điều hành phải tiếp cận thị trường, có sự điều tiết khách quan, vừa đảm bảo sản xuất lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân, vừa không tạo sức ép cho doanh nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và và nâng cao vị thế thương hiệu gạo Việt Nam.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Thọ Trí cho biết, hết tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 5,372 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,173 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Hiện các hợp đồng ta đã ký chuẩn bị giao hàng là 6,041 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Hiện tất cả các thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực lương thực đều được xuất khẩu gạo, không bị hạn chế bằng hạn ngạch.

Đầu năm, trên cơ sở chỉ tiêu định hướng xuất khẩu của Chính phủ, Hiệp hội chỉ đăng ký giá sàn xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu và tổ chức điều hành hoạt động xuất khẩu gạo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công thương chứ không phân chỉ tiêu cho địa phương hay đơn vị nào./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo