Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN xuất khẩu rau quả: Bài toán chiến lược

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN có thể đạt 760 triệu USD và đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2020
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN có thể đạt 760 triệu USD và đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2020

Thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN cho thấy giá xuất khẩu rau quả đang tăng trở lại và lượng đơn đặt hàng với số lượng lớn tăng cao so với những tháng trước. Điều đáng nói là hiện nay các DN trong nước lại chỉ đáp ứng được ½ đơn hàng.

Giải thích về điều này, các DN cho rằng năm nay do mùa mưa đến sớm nên rau bị vàng, dập không thể khai thác hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đấy mới chỉ là nguyên nhân khách quan, còn về chủ quan vẫn là do các DN thiếu chiến lược bài bản, nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cao cùng việc thiếu kết nối với hệ thống phân phối quốc tế đang là những rào cản hạn chế xuất khẩu rau quả của VN.

Tín hiệu khả quan, nhưng...

Kim ngạch XK rau hoa quả của VN trong năm 2009 được đánh giá là khả quan, dự kiến sẽ đạt khoảng 400 triệu USD. Số lượng các đơn hàng trong tháng cuối năm này đang khá cao, các mặt hàng có đơn đặt hàng số lượng lớn tập trung nhiều vào nhóm hàng chế biến như hoa quả cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh, vải thiều nước đường... Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường Nhật cũng tăng mạnh với nhiều đơn đặt hàng số lượng lớn (mỗi tháng lên đến cả ngàn tấn).

Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau, quả VN, tiếp đó là Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan... Chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc, trong 10 tháng/2009 đạt khoảng 42,7 triệu USD, mặt hàng chủ yếu là: thanh long, dừa, khoai các loại vẫn là những mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này. Bên cạnh đó, một số loại rau như súplơ, cà tím cũng là mặt hàng đang được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Đáng chú ý, mặt hàng thảo quả được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng khá lớn.

Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, con số này phần nào nói lên được sự cố gắng của các DN xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm rau hoa quả của VN. Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế do những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm...

XK sang thị trường Nga cũng đạt kim ngạch khá lớn và khá đa dạng, như trái cây đóng hộp, trái cây tươi, khoai lang sấy khô, dưa chuột đóng hộp và một số loại rau khác. Tiếp đến là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 25,8 triệu USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ 2008. Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu các loại hoa, rau chế biến và củ các loại.

“Đau đầu” bài toán vận chuyển

Theo các chuyên gia, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc hoa, quả Việt bị “tắc” trên lộ trình XK. Giám đốc một Cty chuyên XK rau quả sang thị trường Hoa Kỳ cho rằng, ngoài vấn đề thương hiệu thì vấn đề chi phí và thời gian vận chuyển hàng hoá đang là nguyên nhân chính khiến các DN “đau đầu” mà vẫn chưa tìm ra loại “thuốc” đặc trị. Vị giám đốc này phân tích: XK rau quả phải đi bằng đường hàng không thì mới đảm bảo được độ tươi, ngon, còn nếu vận chuyển bằng đường thuỷ sẽ không đảm bảo, ví dụ một chuyến hàng hoa quả đi từ VN sang Hoa Kỳ bằng đường thuỷ thường mất khoảng 20 ngày, lúc cập cảng rau quả không còn tươi. Đây chính là một trở ngại không nhỏ đối với DN rau quả. “Thời gian vận chuyển quá dài đã làm giảm thời gian lưu thông hàng hoá tại nước sở tại. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay là tìm phương pháp vận chuyển, với thời gian ngắn hơn cùng chi phí thấp hơn” - vị giám đốc khẳng định

Cũng theo vị giám đốc này, từ đầu năm đến nay, nhiều hợp đồng ký kết của một số DN bị hủy, hàng bị trả lại do không đảm bảo chất lượng mà một trong những nguyên nhân là do thời gian vận chuyển lâu.

Trong khi đó, giám đốc một DN chuyên thực hiện các hợp đồng XNK rau quả khác lại cho rằng vấn đề xây dựng thương hiệu đang là vấn đề mà các DN nên chú ý. Sẽ rất khó thuyết phục đối tác nước ngoài khi sản phẩm đó thậm chí còn chưa có chỗ đứng trên thị trường VN. Vị giám đốc này cho rằng, để xây dựng thương hiệu cho rau quả VN, cần phát triển chiến lược “dài hơi” về nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các chuyên gia dự báo, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN xuất khẩu có thể đạt 760 triệu USD và đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2020. Thời gian tới, các mặt hàng như trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô và dưa chuột đóng hộp vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN. Ngoài ra, một số loại trái cây như thanh long, bưởi, nhãn, sầu riêng, hồng xiêm, rau tươi và sấy khô cũng là những mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, hiện nay nhóm trái cây có múi (bưởi, cam, chanh) được giá vì ít chịu sức ép của những sản phẩm trái cây nhập ngoại.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, hoa quả VN có một thế mạnh mà chỉ có VN mới được thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên, để có thể biến những thế mạnh đó thành những hợp đồng số lượng lớn và ổn định thì các DN cần phải có những toan tính mang tính chiến lược dài hơi. Đặc biệt, cần xây dựng một thương hiệu vững mạnh, tiếp đó là cần có một quy trình sản xuất, chế biến nghiệm ngặt để rau, quả mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Dự báo giá chè trên thị trường Pa-ki-xtan năm 2010 sẽ giảm
  • Sẽ có thêm chính sách bảo vệ thị trường và người tiêu dùng trong nước
  • Tập trung vào rào cản căn bản
  • Tháo gỡ vướng mắc trong điều hành xuất khẩu gạo
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu: Cần cách làm mới
  • Nông sản vào siêu thị: Cửa hẹp với hàng chưa chuẩn hóa
  • Năm 2010, xuất khẩu của VN sang Mỹ sẽ tăng tối thiểu 10%
  • El Salvadro: Sản lượng cà phê niên vụ 2009/10 sẽ giảm 3,2%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo