Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát nhập siêu

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế lạm phát là phải kiểm soát được nhập siêu. Nếu nhập siêu cứ năm sau tăng cao hơn năm trước thì khả năng kiềm chế lạm phát sẽ rất khó khăn.

Nếu năm 2010 nhập siêu của VN là 12 tỷ USD, thì năm 2011 dự kiến sẽ là 14 tỷ USD. Đối với bất cứ nền kinh tế nào trong thời đại mở cửa, nhập khẩu các mặt hàng từ phục vụ sản xuất tới tiêu dùng là chuyện bình thường, không thể khác. Nhưng nếu nền kinh tế nào không cân đối được giữa xuất khẩu và nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại chỉ dựa nhiều vào gia công mà lại nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm với số lượng lớn và giá trị cao, thì nguy cơ “vỡ bong bóng” của nền kinh tế là khó tránh khỏi.

Trong khi chúng ta phải chắt bóp từng đồng tiền xuất khẩu những mặt hàng không có giá trị cao, chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm… mà lại nhập về toàn ô tô hay rượu ngoại đắt tiền thì hỏi làm sao “sức khoẻ” của nền kinh tế lại chẳng đáng lo ngại.

Tâm lý tiêu dùng của một bộ phận người Việt có thu nhập cao và đang vươn lên cao là chỉ ưa dùng “hàng hiệu”. Hàng hiệu ấy không phải hàng chất lượng cao sản xuất trong nước mà là hàng ngoại nhập. Uống rượu phải là những chai rượu đắt tiền mấy triệu đồng/chai mới “đáng mặt anh hào”. Rồi có những cuộc “cạnh tranh” chẳng biết có lành mạnh hay không khi đua nhau mua những loại ô tô, xe máy đắt tiền sản xuất từ nước ngoài.

Kinh doanh thường dựa nhiều vào tâm lý xã hội, điều ấy chẳng có gì sai. Nhưng cố tình nhập khẩu tràn lan những mặt hàng xa xỉ phẩm trong khi hàng trong nước cùng loại vẫn sản xuất được để tạo nên một tâm lý tiêu dùng vọng ngoại, thì đó là một nguy cơ thật sự.

Ở những nước phát triển, thu nhập tính trên đầu người/năm cao, họ vẫn ưa dùng những mặt hàng do nước họ sản xuất. Những ai đi Hàn Quốc đều thấy, người Hàn Quốc rất hay uống rượu, nhưng họ chỉ uống đúng một loại rượu Sô - chu do chính nước họ sản xuất. Những loại rượu đắt tiền thường thấy trong các bàn tiệc ở VN hầu như vắng bóng trên các bàn tiệc ở Hàn Quốc. Trong khi đó thu nhập trên đầu người ở Hàn Quốc thì cao gấp mấy chục lần thu nhập trên đầu người ở VN.

Tâm lý sính dùng hàng ngoại đắt tiền một cách vô tội vạ ở VN hiện nay thật sự là một mối nguy cho nền kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần là mối lo cho các vị chủ gia đình. Nhiều khi người tiêu dùng “không biết sợ” khi mua và dùng “hàng hiệu” nhập ngoại đắt tiền, nhưng điều hành kinh tế nhà nước ở cấp vĩ mô thì rất nên biết sợ!

Bởi nếu không kiểm soát được nhập siêu, thì không thể nói là đã kiểm soát được lạm phát.

(Dân Việt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá lúa gạo chỉ giảm trong ngắn hạn?
  • Hai mặt của thị trường xe máy
  • Lượng đậu tương nhập khẩu năm tới có thể tăng gấp 5 lần
  • Nhập siêu với Trung Quốc: “Còn đang bí!”
  • Nhập siêu có thể gia tăng
  • Thời cơ vàng cho xuất khẩu gạo
  • Vicofa dự báo sản lượng cà phê giảm 1,75 triệu bao
  • Xuất khẩu gạo 2011: Thách thức không nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo