Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011:Thị trường bán lẻ sẽ ra sao?

Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển mạnh và khối doanh nghiệp (DN) thuộc ngành này đang giải quyết việc làm tại hầu khắp địa phương, nhất là ở đô thị.

Tăng trưởng nhanh và đa dạng

Khi ngành bán lẻ tăng tốc phát triển nhanh, liên tục sẽ tạo ra điều kiện để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP và cũng là lực đẩy lớn cho các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Chọn mua hoa quả tại siêu thị Big C. Ảnh: Khánh Nguyên

Bộ Công thương cho biết, dù vẫn còn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với hậu quả thiên tai trong nước, nhưng thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2010 vẫn tăng trưởng tới 24,5%, với tổng doanh thu 1.561 nghìn tỷ đồng. Đây là mức tăng cao so với dự kiến đầu năm, khẳng định tầm quan trọng và tiềm năng của thị trường nội địa. Vấn đề đặt ra là các DN làm thế nào để khai thác kết hợp đầu tư phát triển để duy trì, "vỗ béo" thị trường, tạo ra thu nhập ngày càng lớn, giá trị gia tăng cao và nguồn thu lớn hơn qua thời gian.

Năm 2011, xu hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại sẽ đa dạng với mức độ mạnh hơn bởi thị trường Việt Nam mới định hình nên còn nhiều "đất trống". DN tiếp tục đầu tư xây dựng những siêu thị tổng hợp, có quy mô trung bình để phát huy khả năng tài chính mục tiêu kinh doanh nhiều mặt hàng tại cùng một địa điểm. Nhà đầu tư sẽ cân bằng việc bán các loại hàng hóa, không chủ định tạo điểm nhấn hay chuyên doanh với loại hàng nào. Đây là xu hướng kinh doanh phổ thông, được đánh giá là dễ thực hiện để nhà đầu tư có thể gia nhập thị trường. Tiếp theo là kết hợp chức năng tổng hợp để tạo ra trung tâm thương mại kiêm trung tâm vui chơi giải trí. Nhà đầu tư sẽ hút khách đến mua sắm kết hợp tham gia những trò chơi, dịch vụ giải trí - văn hóa và ẩm thực, với trang thiết bị hiện đại nhằm tăng sức hấp dẫn. Mô hình "nhiều trong 1" này tỏ ra hiệu quả và thành công tại các đô thị lớn, đang có dấu hiệu lan ra một số đô thị hạt nhân và các khu vực khác. Thực tế cho thấy, bộ phận dân cư có thu nhập khá trở lên thường đến đây, theo nhiều "gu" khác nhau, tập trung theo giới tính, nghề nghiệp hoặc giao lưu bạn bè, gia đình, đối tác, nên người ta đến đây không chỉ vì mua sắm.

Hiện nay, cũng xuất hiện trào lưu xây dựng siêu thị quy mô nhỏ để chuyên bán hàng thiết yếu, "cắm" ở các vùng nông thôn, nhất là tỉnh, thành phố có mức sống từ trung bình trở lên. Nhà đầu tư sẽ nghiên cứu kỹ, tạo phương thức kinh doanh phù hợp với sinh hoạt nông thôn để vào cuộc. Riêng đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ được lựa chọn ở ngay địa phương. Kinh doanh như vậy được cho là hướng chiến lược vì cần thời gian để "ngấm", nhưng vẫn được nhà đầu tư tin tưởng thành công nhờ có số đông người tiêu dùng.

Cạnh tranh ngày càng gia tăng

Thị trường bán lẻ năm 2011 sẽ đan xen cơ hội và thách thức, bộc lộ mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các tổ chức quốc tế đánh giá sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đứng thứ 14 thế giới, sẽ là điểm đến của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Thực tế đó sẽ đẩy mức cạnh tranh lên cao, dường như không có điểm dừng khi thị trường và mạng lưới kinh doanh chưa được thiết lập hoàn toàn. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ đánh giá, thị trường sẽ tiếp tục phát triển mạnh, theo hướng đa dạng và cạnh tranh ở nhiều phân khúc, bức tranh hạ tầng, vì vậy thị trường bán lẻ sẽ diễn ra sôi động.

Tuy nhiên, một thực tiễn khác cho thấy, hiện các nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả các nhà bán lẻ trong nước đang quan ngại khi khởi nghiệp do thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn ở dạng tiềm năng, đa số người dân vẫn có mức trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu một chiến lược phát triển cho thị trường bán lẻ ở mọi cấp độ; tính chuyên nghiệp của các nhà bán lẻ chưa cao; chuỗi cung cấp đầu vào chưa đủ, thiếu đồng bộ và cơ sở hạ tầng xã hội yếu kém. Một số bất lợi khác cho DN là sự khác biệt và chênh lệch về tập quán, dân trí, thu nhập của dân cư tại các khu vực; sự thay đổi về quy hoạch, điều tiết và quản lý của cơ quan chức năng, vấn nạn gian lận thương mại… Song xu hướng bứt phá để tăng trưởng mạnh là một dòng chảy không thể đảo ngược. Từ năm 2011, phương thức bán lẻ hiện đại sẽ khẳng định vai trò sâu đậm hơn trên thị trường, dần trở thành kênh tiêu dùng quan trọng. Dự báo, những siêu thị lớn sẽ phát triển tới mức cao nhất trong năm 2011- 2012 và chậm dần tại các đô thị lớn. Đồng thời, những siêu thị nhỏ ngày càng phổ biến.

Theo Hồng Sơn (HNM)

 

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Kỳ vọng xuất khẩu 5,5 tỷ US
  • Đối mặt với “bão giá” thức ăn chăn nuôi
  • Bán lẻ sẽ đi vào khuôn khổ
  • Hạn chế nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu
  • Hàng nhập khẩu rục rịch 'té nước theo đôla'
  • Xuất khẩu nông sản 2011: Viết tiếp những kỳ tích?
  • Phía sau chuyện tụt hạng của thị trường bán lẻ
  • Nhập khẩu hàng điện tử còn tiếp tục tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo