Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành kinh doanh trang sức “khốn khổ” vì suy thoái kinh tế

Hàng loạt công ty kinh doanh mặt hàng trang sức đã phá sản trong năm nay. Tiêu dùng càng giảm, công việc kinh doanh của ngành càng bế tắc.


Anh Billy Mitchell và cô Nicole Drucker từng có dự định sẽ dành 10 nghìn USD mua nhẫn đính hôn, tuy nhiên Drucker đang thất nghiệp và họ cần phải tiết kiệm mua nhà. Tháng 4/2009, anh Mitchell đã ngỏ lời cầu hôn tại cây cầu Cổng Vàng với một chiếc nhẫn đính hôn giá 4 nghìn USD mà anh đã đặt mua qua mạng Internet.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều người tiêu dùng muốn giữ tiền trong ví hơn chi tiêu cho các mặt hàng dây chuyền hay khuyên tai. Không ít người xem xét lại khả năng tài chính của họ, hàng trang sức vì thế nằm trong nhóm các mặt hàng bị cắt giảm chi tiêu đầu tiên.

Người tiêu dùng càng tiết kiệm, ngành kinh doanh nữ trang sẽ càng khó khăn.

Thực tế này đã buộc các mỏ kim cương giảm sản xuất, sản phẩm tại các cửa hàng bán đồ trang sức đồng loạt giảm giá, hàng trăm cửa hàng nhỏ khác cũng phải đóng cửa theo. 

Bởi doanh số hàng trang sức luôn chậm ngay cả trong thời kỳ kinh tế thuận lợi, nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng này đang chịu những món nợ chồng chất – dù trên thực tế vào tháng 6/2009 giá kim cương qua xử lý thấp hơn 15,4% so với 1 năm trước.

Các chuyên gia nhận định khi tất cả khó khăn hiện nay qua đi, số lượng các công ty kinh doanh nữ trang còn tồn tại sẽ ít hơn rất nhiều. Ông Kenneth Gassman, chủ tịch Viện nghiên cứu nữ trang, dự đoán số lượng các công ty kinh doanh trang sức tại Mỹ phá sản trong năm nay sẽ cao hơn 20% so với năm 2008.

Từ đầu năm đến nay, một loạt công ty trang sức đã phá sản, đó là Fortunoff, Whitehall Jewelers, Friedman’s, Christian Bernard và Ultra Stores.

Nhiều công ty khác dù kinh doanh mặt hàng nữ trang cao hay thấp cấp vẫn đang hoạt động nhưng công bố thua lỗ liên tiếp như Harry Winston and Bulgari cho đến Zales and Claire’s Stores

Hãng bán lẻ lớn như Wal-Mart, J. C. Penney, BJ’s Wholesale Club và Costco cho biết mặt hàng trang sức có doanh số thấp nhất so với tất cả các loại mặt hàng khác. Doanh số bán hàng trang sức và đồng hồ trực tuyến cũng giảm 7% trong quý 1/2009.

Trong nhóm người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua trang sức, số lượng mua mỗi lần cũng giảm dần. Đại diện của Blue Nile, hãng kinh doanh hàng trang sức trực tuyến lớn, cho biết người tiêu dùng ưa chuộng các loại trang sức rẻ tiền làm bằng đá bán nhân tạo thay cho kim cương.

Dù vậy, doanh số nhẫn kim cương và nhẫn cưới vẫn cao hơn so với nhiều loại trang sức khác. Các công ty bán lẻ và chuyên gia phân tích nhận định một chiếc nhẫn đính hôn vẫn được coi như một yếu tố cần thiết để đàn ông có thể nhận được lời chấp thuận khi họ cầu hôn.

Ngay cả anh Mitchell, người biết chắc lời cầu hôn sẽ được chấp thuận bởi vị hôn thê tương lai đã hợp tác với anh, anh vẫn hết sức coi trọng chiếc nhẫn. Anh dành hàng giờ tìm hiểu các loại nhẫn khác nhau trên BlueNile và có một lựa chọn tốt.

Nhiều người tiêu dùng trước đây có ý định mua thêm đồ trang sức bổ sung cho bộ sưu tập của mình nay đang chuyển sang mua quần áo hoặc mua đồ cũ thay cho mua trang sức mới và đắt tiền.

Thay cho mua đồ trang sức, nhiều người thuê trang sức vài tuần hoặc một tháng để trưng diện trong một số sự kiện hay đi chơi quanh thành phố, chuyện này cũng giống như việc người ta đi thuê một chiếc Mercedes.

Tại một website chuyên cho thuê đồ, ngày một nhiều người tiêu dùng đăng ký thuê trang sức, công việc kinh doanh của website vì thế tăng trưởng với tốc độ 2 con số.

Để đương đầu với suy thoái, nhiều hãng đang hạn chế mở rộng cửa hàng và giảm chi phí, hàng tồn kho cũng như ngân quỹ quảng cáo. Harry Winston, Tiffany, Zales và De Beers đã sa thải hàng trăm nhân công.

Đối với các công ty bán lẻ, tin tức tốt lành duy nhất là tốc độ suy giảm của ngành đã chững lại trong 3 tháng qua. Chưa một ai dám tuyên bố về sự hồi phục hay cho rằng đáy suy giảm của ngành đã được thiết lập. Ông Tiffany, một người kinh doanh trang sức lâu năm vẫn tin rằng thời kỳ đỉnh cao trước đây của ngành sẽ trở lại.
 

(Internet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Nghịch lý xuất khẩu trái cây ở ĐBSCL– Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu
  • Thời "loạn một giá": Chưa hẳn đã tốt!
  • Giao thương với Campuchia: Có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2009
  • Tăng giá trị cho hàng xuất khẩu
  • Để hoạt động thương mại biên giới phát triển nhanh và bền vững
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự thật sau những con số
  • Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu: VN rơi 5 bậc
  • Tăng trưởng xuất khẩu: 3% cũng khó!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo