Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để hoạt động thương mại biên giới phát triển nhanh và bền vững

Những năm qua, hoạt động thương mại, XNK ở Móng Cái liên tục phát triển, có bước tăng trưởng cao, tổng kim ngạch XNK giai đoạn 2006-2008 đạt trên 8,6 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong hoạt động này đã nảy sinh những bất cập cần được tháo gỡ để hoạt động thương mại, XNK tiếp tục phát triển bền vững.
 

 

 

 Phương tiện chờ làm thủ tục XNK hàng hoá tại cửa khẩu Ka Long (Móng Cái).


Đó là chính sách biên mậu của Trung Quốc luôn thay đổi khó lường, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ta khi xuất khẩu hàng hoá sang nước bạn. Thời gian qua, phía Trung Quốc luôn thắt chặt các quy định về quản lý các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu mặt hàng cao su. Việc thanh toán tiền nhập khẩu cao su qua các ngân hàng cũng gặp khó khăn do chính quyền nước bạn thực hiện kiểm tra rất khắt khe đối với các khoản tiền thanh toán để nhập khẩu cao su. Những biện pháp trên đã làm cho giá cao su và khối lượng giao dịch giảm mạnh tại điểm thông quan Lục Lầm. Ngoài mặt hàng cao su, thì hải sản, hàng đông lạnh, hoa quả… của nước ta nhiều khi cũng chịu chung cảnh ngộ.

Trong khi đó, ở nước ta số doanh nghiệp tham gia buôn bán biên mậu với các doanh nghiệp, tư thương của Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Mỗi khi gặp phải tình trạng “trái gió trở trời” như nêu ở trên, các doanh nghiệp này đều không thể chuyển ngay sang hình thức buôn bán chính ngạch do thiếu kinh nghiệm. Vì thế, nguy cơ rủi ro, thua lỗ của doanh nghiệp XNK trong nước là khó tránh khỏi.

Các chuyên gia của ngành Hải quan nước ta cho rằng cơ chế quản lý, điều hành của Trung Quốc đối với hoạt động thương mại, XNK rất linh động, theo hướng phân cấp nhiều cho chính quyền địa phương và khuyến khích hoạt động XNK tiểu ngạch. Vì thế nên ở mỗi cửa khẩu, điểm thông quan của Trung Quốc lại áp dụng những chính sách rất khác nhau. Cụ thể là: Hàng hoá qua cặp cửa khẩu Bắc Luân - Đông Hưng là hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên đều được làm thủ tục thông quan, chịu sự giám sát của hải quan và nộp thuế đầy đủ. Nhưng đối với cửa khẩu Ka Long, điểm thông quan Lục Lầm, hàng hoá xuất khẩu của nước ta mặc dù đã được làm thủ tục hải quan, song đối với Trung Quốc thì lại là hàng trốn lậu thuế, hàng lỗi mốt, hàng không đủ tiêu chuẩn XNK. Có một điểm đáng lưu ý là chính quyền địa phương nước bạn thì khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động XNK ở đây, nhưng chính quyền trung ương lúc nào muốn thắt chặt thì tổ chức các đoàn kiểm tra để hạn chế, lúc nào thấy hoạt động này có lợi thì để cho chính quyền địa phương làm. Hoạt động nhập cao su qua Lục Lầm cho ta thấy rõ nhất điều này: Nhu cầu nhập cao su cho các nhà máy chế tạo săm lốp ô tô ở Trung Quốc là rất lớn, nhưng vào đầu vụ thì bao giờ phía bạn cũng thắt chặt quản lý để ép giá đối với doanh nghiệp của ta. Khi đã hình thành mặt bằng giá mới rồi thì bạn lại để cho nhập bình thường, vì nếu không thì ngành sản xuất săm lốp ô tô trong nước bạn sẽ thiếu nguyên liệu.

Hầu hết các doanh nghiệp XNK của nước ta có quy mô nhỏ, mới thành lập, nên trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu thị trường. Trong khi kiến thức về thương mại, trình độ hội nhập kinh tế quốc tế và ngoại ngữ còn hạn chế, các doanh nghiệp của nước ta lại chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân và trước mắt, thiếu tính gắn kết, nên hay bị đối tác là các doanh nghiệp nước bạn lợi dụng để ép giá.

Để hạn chế rủi ro, thiệt hại cho các doanh nghiệp của ta khi xuất khẩu hàng hoá qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong việc nắm, dự báo tình hình và hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp. Có như vậy, hàng hoá của doanh nghiệp XNK trong nước mới không bị phía đối tác ép giá, giảm giá hoặc tạm ngừng nhập khẩu gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp họ chuyển từ buôn bán biên mậu sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế. Đây vừa là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa giúp cho các doanh nghiệp của ta ngày một mạnh thêm.

(Theo báo Quảng Ninh)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự thật sau những con số
  • Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu: VN rơi 5 bậc
  • Tăng trưởng xuất khẩu: 3% cũng khó!
  • Năm 2020: Việt Nam hết gạo xuất khẩu?
  • Vụ 2009/10, cung ngũ cốc sẽ giảm sút
  • Hàng nhập lậu, lợi người hại ta
  • ĐBSCL: Xuất khẩu gạo “đón đầu” hay “theo đuôi”?
  • "Nghịch lý" kinh doanh sữa nhập ngoại tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo