Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhân tố nào đẩy giá dầu thế giới tăng cao?

Trong khi mọi người dồn sự chú ý vào viễn cảnh phục hồi kinh tế thế giới, giá dầu quốc tế trong mấy tháng qua lại tiếp tục tăng lên. Ngày 5/1, giá dầu thô trên thị trường New York đứng mức 81.77 USD/thùng, lập mốc cao kỷ lục trong 15 tháng qua.

 Theo phân tích, các nhân tố tài chính như rủi ro cho các nhà đầu tư, tỷ giá đồng USD đã trở thành nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao. Trước khi khủng hoảng tài chính quốc tế bùng phát toàn diện, giá dầu quốc tế đã đi theo chiều hướng tăng đột biến. Từ năm 2002 – 2008, giá dầu từ mức 20USD/thùng lên 147USD/thùng. Nhưng sau khủng hoảng, một lượng vốn lớn lại rút khỏi thị trường dầu thô, khiến giá dầu sụt giá thê thảm. Đến ngày 12/2/2009, giá dầu thô trên thị trường New York rớt xuống mức thấp nhất còn 33,98USD/thùng. Bắt đầu từ tháng 3/2009, cùng với sự xoa dịu nỗi lo về sự tiếp tục xấu đi của tình hình kinh tế thế giới, thị trường dầu thô quốc tế với thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đảo chiều, giá dầu cuối cùng đã tăng đột biến lên mức 80USD/thùng.

Quan sát biểu hiện giá dầu quốc tế trong một năm qua có thể thấy, chiều hướng của giá dầu thô càng ngày chịu ảnh hưởng bởi nhân tố tài chính, dầu thô đang trở thành một lựa chọn quan trọng của các nhà đầu tư, hoạt động tương hỗ giữa giá dầu với thị trường cổ phiếu ngày một rõ rệt, thị trường chứng khoán tăng điểm thường sẽ củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư, đẩy giá dầu đi lên.

Bắt đầu từ trung tuần tháng 3/2009, nỗi lo lắng nền kinh tế thế giới lại rơi vào Đại suy thoái toàn cầu của các nhà đầu tư được giảm bớt, thị trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu đảo chiều mạnh mẽ, giá dầu cũng bắt đầu hồi sinh trở lại, cuối cùng đã tăng giá gấp đôi. Trước mốc cao kỷ lục mới trong vòng 15 tháng của thị trường New York trong năm nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED giải thích rằng, “thị trường cổ phiếu tăng điểm đã tăng cường lòng tin cho các nhà đầu tư, đẩy giá dầu đi lên duy trì liên tục trong 4 tuần”.

Trái lại, xét về sự cung cầu của thị trường dầu thô quốc tế, do kinh tế thế giới phục hồi tương đối chậm, hơn nữa lại đứng trước nhiều nhân tố bất xác định, nhu cầu dầu thô quốc tế của thị trường chưa tăng lên đáng kể. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) ước tính, trong năm 2009 nhu cầu dầu bình quân thế giới sẽ giảm 1,4 triệu thùng, còn năm 2010 chỉ tăng thêm 8 triệu thùng.

Ngoài việc gia tăng thêm lòng tin cho các nhà đầu tư, chiều hướng sụt giảm của tỷ giá đồng USD cũng là một nhân tố lớn khác đẩy giá dầu tăng cao. Từ tháng 3/2009, cùng với sự suy giảm nhu cầu dùng đồng USD nhằm tránh rủi ro của các nhà đầu tư, chiều hướng tăng giá của đồng USD trong cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc, lại rơi vào chiều hướng đi xuống. Từ đầu tháng 3/2009, tỷ giá đồng USD sụt giảm. Cho đến nay, đồng USD so với đồng EUR đã mất giá 12,5%.

Do đồng USD là tiền tệ thanh toán trong thương mại hàng hóa của thị trường quốc tế, nên đồng USD liên tục mất giá dã khiến cho thị trường dầu mỏ liên tục có những phản ứng dây chuyền. Thông thường, khi USD mất giá, đối với những nhà đầu tư sở hữu các đơn vị tiền tệ mạnh khác, giá dầu thô trở nên rẻ hơn, một số nhà đầu tư sẽ mua nhiều dầu thô, từ đó đẩy giá dầu tăng cao hơn.

Ngoài ra, chiều hướng mất giá lâu dài của đồng USD còn gây ra nỗi lo về lạm phát. Một vài nhà đầu tư còn mong muốn đưa vàng và dầu thô trở thành “ngoại tệ mạnh”, dùng để giữ giá trị của tài sản, chống sự xói mòn của lạm phát.

Gần đây, giá dầu tăng là do chịu ảnh hưởng bởi Mỹ và một số nước châu Âu gặp thời tiết lạnh và lượng kho xăng dầu sụt giảm. Vì thế, nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu tăng không hoàn toàn là do cung cầu, mà còn do nhân tố tài chính.

Thị trường dầu thô quốc tế ngày càng “tài chính hóa”, ảnh hưởng quan trọng tới an ninh năng lượng của thế giới và sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đặc tính biến động cố hữu của thị trường tài chính đã khiến cho giá dầu biến động càng nhiều hơn, gây bất lợi cho các nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Giá dầu giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến ngành vận chuyển, ngành chế tạo hay thâm chí cả chi phí kinh doanh nông nghiệp, cuối cùng khiến các ngành nghề này đứng trước nhiều rủi ro không thể dự đoán, từ đó ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi kinh tế     Tương lai gần, giá dầu cũng bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu bị thời tiết lạnh và từ chối trong dầu thô và trữ lượng dầu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nói chung, thời gian hiện nay khi nhu cầu toàn cầu về dầu thô giảm-mùa, và điều hành nhiều nhà máy lọc tỷ giá tương đối thấp. Vì vậy, điều này lưu ý từ một bên của các động tác hàng đầu trong giá dầu không phải là lý do chính cho việc cung cấp và nhu cầu cơ bản, nhưng tài chính yếu tố.

    Các tăng dầu thô trên thị trường quốc tế "tài chính" và để an ninh năng lượng của thế giới và khôi phục kinh tế toàn cầu có tác động lớn. Các đặc điểm cố hữu của các nhiễu loạn thị trường tài chính, do đó thường xuyên hơn bay hơi giá dầu trên các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước nhập khẩu là bất lợi. Giá dầu tăng vọt ngã, nó sẽ ảnh hưởng đến vận tải, sản xuất hoặc thậm chí nông nghiệp, các chi phí điều hành, và cuối cùng để làm cho các ngành công nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro không thể đoán trước bên ngoài, và do đó ảnh hưởng tiêu cực về khôi phục kinh tế.

( Trang tin VN&QT)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thị trường Nga: Sao cứ mãi là tiềm năng?
  • Tổng quan xuất khẩu năm 2009 và triển vọng năm 2010
  • “Hậu thắng thầu” xuất khẩu gạo
  • Năm 2009, doanh thu bán lẻ vẫn tăng trưởng
  • Ba thách thức đối với ngành nông, lâm thuỷ sản năm 2010
  • Xuất khẩu gạo của Thái sẽ lên 9 triệu tấn năm 2010
  • Một số thị trường sẽ biến động từ đầu năm 2010
  • Tăng thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi: Chỉ thiệt nông dân?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo