Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu từ Trung Quốc: “Trọng bệnh cần lắm thuốc”

Từ năm 2006 đến nay, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng trở thành vấn đề nan giải của nước ta
 

Hàng Trung Quốc đang nhập vào các chợ đầu mối hàng ngày. Ảnh: Hồng Thái

Trả lời câu hỏi của một tờ báo về việc làm thế nào để cân bằng hơn cán cân thương mại này, một quan chức của bộ Công thương lại khẳng định, bộ này rất quan tâm, nhưng không phải bằng cách giảm mạnh nhập khẩu, mà phải tăng xuất khẩu. Nói gọn như vậy thì sẽ quá phiến diện.


Tăng tốc nhập siêu


Kể từ khi quan hệ hợp tác thương mại nội khối ASEAN + 3 bắt đầu được triển khai từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đặc biệt quan tâm khai thác thị trường nước ta. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 chỉ mới là 673 triệu USD, thì năm 2008 vừa qua đã tăng đại nhảy vọt lên 15,652 tỉ USD, tức là tăng 23,25 lần. Thế nhưng, ngược lại, các doanh nghiệp nước ta lại hoàn toàn “lép vế”, bởi cũng trong khoảng thời gian này chỉ tăng được từ 746 triệu USD lên 4,536 tỉ USD và 6,08 lần.


Do vậy, từ xuất siêu 73 triệu USD năm 1999, hiện chúng ta đã nhập siêu kỷ lục 11,116 tỉ USD.


Không những vậy, tình hình còn đáng lo ngại hơn nữa, nếu xem xét tiến độ của các hoạt động này theo hai giai đoạn. Đó là, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân của các doanh nghiệp nước ta năm năm 2001 – 2005 còn đạt 16,02% thì ba năm vừa qua chỉ còn là 12%, trong khi của các doanh nghiệp Trung Quốc là 33,31% và 38,43%.


Hơn thế, trong khi các tốc độ tăng này của các doanh nghiệp Trung Quốc đã ngày càng cao hơn so với tốc độ tăng xuất khẩu của chính họ ra thị trường thế giới, còn của các doanh nghiệp nước ta thì hoàn toàn ngược lại.


Nguyên nhân mấu chốt dẫn đến tình trạng nói trên, đó là, trong khi danh mục hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng dài thêm và khối lượng hàng hoá chủ yếu xuất khẩu cũng tăng rất mạnh ở một loạt danh mục, thì của nước ta lại hầu như ngược lại.


Cụ thể là, từ 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và cũng chỉ có ba mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên năm 2001, danh mục này của Trung Quốc hiện lên tới 33 và có ba mặt hàng đạt từ 1,544 tỉ USD đến 3,769 tỉ USD, còn đạt gần 100 triệu USD đến dưới 1 tỉ USD thì có tới 15. Trong khi đó, danh mục này của chúng ta chỉ từ 23 nhích lên 26 mặt hàng.


Cơ cấu xuất nhập bất lợi


– Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nặng nề vào ba mặt hàng nguyên liệu thô “cổ truyền” là dầu thô, than đá và cao su. Các số liệu thống kê cho thấy, trong tám năm qua, ba mặt hàng chiếm tới 59,1% tổng kim ngạch, cho nên chúng ta đã không ít lần rơi vào tình trạng: hễ tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng này vào đây thì tốc độ tăng xuất khẩu nói chung vọt lên, và ngược lại.


– Thứ hai, sự “ì ạch” trong việc xuất khẩu các mặt hàng còn lại. Trong tám năm qua, trong khi tốc độ tăng xuất khẩu của ba mặt hàng nguyên liệu nói trên là 20,15%/năm, thì của các mặt hàng còn lại chỉ là 14,62%/năm, tức là những nỗ lực đa dạng hoá mặt hàng để tăng tốc xuất khẩu sang thị trường này chỉ thu được những kết quả rất khiêm tốn.


Trong khi đó, sản lượng dầu thô khai thác được rất hạn chế sẽ phải dùng để nuôi ngành công nghiệp hoá dầu trong nước ngay từ năm nay, còn khối lượng than đá xuất khẩu chỉ trong một vài năm tới có lẽ cũng sẽ bằng không vì chính chúng ta cũng phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng vọt. Rõ ràng việc hạn chế nhập siêu từ thị trường này bằng cách gia tăng hoạt động xuất khẩu là khó khăn.
 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sản phẩm tương đồng nên việc mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang nước này rất khó khăn. Việt Nam chỉ có thể khắc phục được khó khăn này khi cơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Trung Quốc so với chính hàng hoá cùng loại của Trung Quốc và các nước khác cũng được đánh giá là còn yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy, luôn có thái độ ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản, các bộ ngành, không chủ động tìm hiểu, tiếp cận, thâm nhập thị trường, không tiếp cận được mạng lưới tiêu thụ ổn định, bền vững và lâu dài. Do vậy, rất dễ bị động trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc.

Hoàng Bảy

Hãy giả định rằng, nếu như không thể giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường này như vị quan chức nói trên khẳng định, cho nên thay cho 38,43%/năm trong ba năm qua chúng ta sẽ duy trì tốc độ tăng 30%/năm trong ba năm tới, thì con số này sẽ lên tới gần 34,4 tỉ USD vào năm 2011. Trong khi đó, giả định rằng mặt hàng cao su sẽ phải tăng đại nhảy vọt để bù cho phần cắt giảm dần hai mặt hàng nguyên liệu “cổ truyền” còn lại, cho nên sẽ chỉ đạt 3,6 tỉ USD (tăng 14,5%/năm). Khi đó, cho dù vẫn buộc phải chấp nhận mức thâm hụt 11,1 tỉ USD khổng lồ như hiện tại, thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại sẽ phải đạt tới 19,7 tỉ USD, tức là phải tăng gần 9,4 lần chỉ trong vòng ba năm.


Đây có lẽ là điều không tưởng và cũng tự cổ chí kim chưa từng có trong lịch sử ngoại thương của nước ta.


Gia cố nội lực?


Do vậy, vấn đề đặt ra là, bên cạnh những nỗ lực vượt bậc để tăng tốc xuất khẩu, để đạt được mục tiêu kiềm chế nhập siêu từ thị trường này, có lẽ chúng ta không thể không tính tới kịch bản giảm mạnh hơn nữa tốc độ tăng nhập khẩu.


Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trên thực tế, chúng ta cũng đã và đang tiếp cận vấn đề hạn chế nhập siêu từ thị trường này nói riêng và hạn chế nhập siêu từ thị trường thế giới nói chung theo hướng phát triển một loạt các dự án thép, hoá dầu, phân bón... Bởi khi chúng đi vào hoạt động, đương nhiên quy mô nhập khẩu các loại sản phẩm này từ Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung sẽ giảm. Thế nhưng, để đạt được mục tiêu, có lẽ cũng không thể không tính tới việc phát triển mạnh việc sản xuất một loạt các sản phẩm trung gian khác để thay thế hàng nhập khẩu từ thị trường này lên tới nhiều trăm triệu USD mỗi năm, mà điển hình nhất có lẽ là các loại nguyên phụ liệu của ngành dệt may.


Nói tóm lại, nhập siêu là căn bệnh kinh niên, trong đó nhập siêu từ thị trường khổng lồ Trung Quốc đã tăng đột biến trong những năm gần đây càng làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Để hạn chế nhập siêu, chúng ta chỉ có thể thành công bằng một tổ hợp các giải pháp bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, chứ không thể chỉ bằng một giải pháp duy nhất hay những giải pháp đơn lẻ, như vị quan chức kể trên nói.

( Theo Nguyễn Đình Bích // SGTT Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Một cách nhìn khác về xuất khẩu
  • Doanh nghiệp xuất khẩu quay về sân nhà: Nói thì dễ...
  • 6 nhận xét từ việc tiêu thụ trong nước tăng trở lại
  • Giá hàng hoá thế giới tăng 14% trong tháng 5
  • Trở thành nhà cung ứng thay vì chỉ xuất khẩu
  • Điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp trong nước hướng về... “sân nhà”!
  • "Châu Á phải giảm phụ thuộc vào xuất khẩu"
  • Bán lẻ vẫn là ngành hấp dẫn nhất tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo