Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường phân bón: Diễn biến ngoài kịch bản

Những ngày này, giá phân bón đang “sốt xình xịch” khiến cho Hiệp hội phân bón phải kiến nghị không XK phân bón từ nay tới cuối năm để bình ổn và đảm bảo nhu cầu trong nước. 

Sản xuất phân UREA tại nhà máy phân bón Lâm Thao

Đây không phải lần đầu tiên thị trường phân bón có diễn biến ngoài “kịch bản”. Còn nhớ năm 2008, thị trường phân bón đã có bài học nhãn tiền là tăng giá đột biến khiến phân bón giả, kém chất lượng vốn đã nhức nhối càng mặc sức hoành hành. Các chuyên gia cho rằng nếu không quản lý chặt chẽ, đây sẽ là thời cơ vàng để các loại phân bón giả, kém chất lượng... được dịp tung hoành.

Không thiếu phân bón

Thời gian qua, khi Trung Quốc – thị trường nhập khẩu phân bón của nước ta nâng thuế XK mặt hàng này, ngay lập tức thị trường phân bón nội địa rơi vào... lúng túng. Mặt khác, hiện nhiều nhà máy sản xuất phân bón nghỉ để bảo dưỡng khiến lượng phân bón giảm. Đây chính là lý do khiến thị trường phân bón tăng giá thời gian qua.

Tuy nhiên, Hiệp hội phân bón cho rằng, hiện nay sản xuất urê trong nước đã đáp ứng được khoảng 50%, phân DAP khoảng 15-20%; còn NPK, phân chứa lân đã đáp ứng đủ. Riêng SA, kali hầu như phải nhập khẩu toàn bộ. Theo ước tính, vụ đông xuân này cả nước cần 700- 800 nghìn tấn phân các loại, số lượng này đáp ứng gần đủ.

Ông Nguyễn Đình Hạc Thuý - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội phân bón VN (FAV) cho biết, mặc dù vậy nhưng trước những diễn biến phức tạp, và để đảm bảo đủ phân bón cho sản xuất trong nước, FAV vừa kiến nghị từ nay đến 31/12/2010, việc XK các loại phân bón như urê, DAP... cần tạm dừng. Theo ông Thuý, ước tính trong vụ Đông Xuân cả nước cần khoảng 500.000 tấn urê, 250.000 tấn DAP và SA, từ 200.000 - 300.000 tấn kali. Trong thời điểm hiện nay, tính cả lượng tồn kho của các nhà máy và lượng nhập khẩu phân urê chỉ ở mức 150.000 tấn. Hai tháng cuối năm, tăng hết công suất các nhà máy trong nước cũng chỉ có thể sản xuất thêm 150.000 tấn. Như vậy, lượng urê phải nhập khẩu thời gian tới sẽ vào khoảng 200.000 tấn. Các loại phân bón khác là DAP, SA, kali, hiện lượng tồn kho cũng rất “mỏng”. Do vậy, “việc tạm dừng XK các loại phân bón này là cần thiết. Còn đối với phân lân, NPK và các loại phân hữu cơ khác hoạt động XK vẫn diễn ra bình thường như trước” - ông Thuý nói. Trong khi đó, trước lo ngại phân bón giả, kém chất lượng tràn lan, nhiều DN khẳng định hiện nguồn cung phân bón trong nước hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo đó, TCty Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM) khẳng định dồi dào nguồn hàng cho chính vụ Đông Xuân. Ông Phan Đình Đức - TGĐ DPM - cho biết: “Thông tin về thiếu nguồn cung là tin đồn không đáng tin cậy. Năm nay chúng tôi dự kiến sản xuất 770.000 tấn sản lượng phân bón các loại, và nhập hơn 100.000 tấn. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao nên hết tháng 9, sản lượng nhập khẩu đã đội lên 200.000 tấn để tung ra thị trường”.

Ông Lê Quốc Phong - TGĐ Cty cổ phần phân bón Bình Điền cũng khẳng định: Không có chuyện giá phân bón trong nước cao, bởi giá ure nhập khẩu là 7, 2 triệu đồng/tấn nhưng ĐPM chỉ bán 7 triệu đồng/tấn, còn giá NPK nhập khẩu 8 triệu đồng/tấn, trong khi giá NPK trong nước chỉ 7,6 triệu đồng/tấn. Các chuyên gia kinh tế nhận định,  mặc dù lượng phân bón tồn kho giảm hơn so với mọi năm, song rất ít xảy ra khả năng sốt giá phân bón vào đúng thời điểm chính vụ.

Nhưng khó bình ổn

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là bởi chúng ta lệ thuộc quá lớn vào nhập khẩu và sự biến động bên ngoài thị trường quốc nội. Phân bón là mặt hàng có nguyên liệu phụ thuộc vào dầu khí thiên nhiên, do vậy, giá dầu trên thế giới tăng, đương nhiên giá phân bón cũng sẽ tăng. Và như vậy, phân bón phải luôn đối diện với sự biến động của giá. Không chỉ có vậy, nhiều mặt hàng, nguyên liệu đầu vào trong nước tăng giá, trong đó có điện, than... cũng đã ảnh hưởng nhiều đến giá thành phân bón.

Trong khi đó, Hiệp hội phân bón VN cho rằng, cần điều chỉnh bằng chính sách thuế. Đối với các mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ thì đề nghị đánh thuế nhập khẩu cao nhằm bảo vệ hàng trong nước, chẳng hạn như NPK và phân lân.

Bên cạnh đó, góp phần không nhỏ vào việc khó bình ổn thị trường phân bón là tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường cũng khiến cho các DN và người nông dân gặp không ít khó khăn. Ước tính của Hiệp hội phân bón VN cho thấy, nạn phân bón giả làm thiệt hại mỗi năm khoảng 1.200 tỷ đồng. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện 60 DN vi phạm trên cả nước. Các đơn vị này đã cung ứng hàng ra 30 tỉnh, thành.

Được biết, theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý phân bón và quý II/2011 sẽ ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện nghị định này.

Giải pháp cho tương lai

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2010 - 2020, VN phải xây dựng hệ thống sản xuất phân bón đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước. Giai đoạn 2010 – 2015, Bộ Công Thương định hướng hình thành 14 trung tâm phân phối tại Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Càn Thơ, Kiên Giang. Giai đoạn 2016 – 2020 sẽ mở rộng phát  triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng phân bón, địa điểm cụ thể sẽ do các nhà đầu tư lựa chọn sau khi đã có các trung tâm phân phối của phân kỳ trước.

Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng nếu không có giải pháp mạnh thì thị trường phân bón sẽ đi “chệch ray”. Ông Nguyễn Hạc Thúy cho rằng, để thị trường phân bón bình ổn và đi vào đúng quỹ đạo, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường nghiên cứu các chính sách linh hoạt, đưa ra từng thời kỳ cho phù hợp kịp thời không để mất thời cơ.  Về NK, cần tính toán kỹ các loại phân bón vì từ trước tới nay chúng ta chỉ ước chừng, phỏng đoán nên nhiều cơ quan đưa ra thông tin nhu cầu NK các loại phân bón không thống nhất, dễ tạo cơ hội cho đầu cơ, tăng, giảm giá gây sốt ảo cho thị trường.

Thiết nghĩ, phân bón là mặt hàng chiến lược quan trọng nhưng lại chưa có luật để điều chỉnh, đa số các văn bản chỉ đạo vẫn mang tính vụ việc. Các chuyên gia cho rằng giờ là thời điểm thích hợp để hình thành Luật kinh doanh phân bón với những điều khoản đủ sức quản lý, bình ổn thị trường. Thị trường phân bón đang chờ những động thái mới từ các cơ quan chức năng...

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tự tin trước những vụ kiện thương mại
  • Thị trường ôtô rụt rè vào mùa cuối năm
  • Đưa hàng Việt về nông thôn: Cơ hội cọ xát và học hỏi kinh nghiệm
  • Chương trình bình ổn giá dịp cuối năm đã sẵn sàng
  • Xuất khẩu lúa gạo: Nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi
  • Tìm điểm sáng trong xuất nhập khẩu tháng 10
  • Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về cung cấp dây điện và dây cáp điện cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2010
  • Xuất khẩu caosu: “Bỏ tất cả trứng vào một giỏ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo