Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp FDI chuyển sang nhập khẩu

Ngày 8-11, tại cuộc giao ban tháng 11-2010 của Bộ Công thương, ông Phan Văn Chinh - vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu - cảnh báo hiện đang có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thay vì sản xuất tại VN lại đang chuyển sang nhập khẩu và bán lại lấy lời.

Theo ông Chinh, đây là điều đáng báo động vì từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp FDI đã tăng nhập khẩu đến 40%, trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng khoảng 20%. Cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến nhập siêu và lạm phát, ông Chinh đề nghị phải rà soát lại quy định cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI theo hướng siết chặt việc nhập khẩu, bán lại của các doanh nghiệp sản xuất.

Ví dụ việc Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu ôtô tải xuống trước cả cam kết WTO, ông Chinh đề nghị tính lại việc giảm thuế trong lộ trình WTO để giảm nhập siêu. “Bộ Công thương có văn bản không đồng ý giảm thuế ôtô tải trước hạn, dư luận đồng tình” - ông Chinh nói.

Ông Nguyễn Hùng Dũng, cục trưởng Cục Quản lý thị trường, cho biết để tăng bình ổn giá cuối năm sẽ có những biện pháp mạnh. Theo ông Dũng, Bộ Công thương đang cùng Bộ Tài chính soạn thảo một thông tư tăng cường hợp tác giữa lực lượng quản lý thị trường và thanh tra giá để tăng kiểm tra, kiểm soát giá cả, đặc biệt các mặt hàng Nhà nước định giá để hạn chế đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Tổng kết cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh chỉ đạo trong hai tháng cuối năm, ngành công thương phải tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường chủ động và linh hoạt trong điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường. Ngoài ra, sẽ kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cho vùng bị bão lũ, vùng sâu vùng xa.

(Báo Tuổi Trẻ)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tỷ giá là rào cản lớn nhất với xuất nhập khẩu
  • Năm 2011, sẽ thêm nhiều hoạt động xúc tiến thương mại
  • Thị trường phân bón: Diễn biến ngoài kịch bản
  • Tự tin trước những vụ kiện thương mại
  • Thị trường ôtô rụt rè vào mùa cuối năm
  • Đưa hàng Việt về nông thôn: Cơ hội cọ xát và học hỏi kinh nghiệm
  • Chương trình bình ổn giá dịp cuối năm đã sẵn sàng
  • Xuất khẩu lúa gạo: Nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo